theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thời kỳ mang thai
    • 3 tháng đầu
    • 3 tháng giữa
    • 3 tháng cuối
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

8 dấu hiệu bé mọc răng ba mẹ cần ghi nhớ

Mất 5 phút để đọc
Chia sẻ:
•••
8 dấu hiệu bé mọc răng ba mẹ cần ghi nhớ

Mọc răng là trải nghiệm khác biệt đối với mỗi đứa trẻ: sẽ có những chiếc răng âm thầm mọc, nhưng cũng có những chiếc răng gây nhiều khó chịu cho bé. Ba mẹ hãy ghi nhớ ngay 8 dấu hiệu bé mọc răng để giúp bé giảm bớt sự khó chịu nhé.

Dưới đây là 8 dấu hiệu bé mọc răng chuẩn xác nhất

1. Phát ban mọc răng

Một dấu hiệu bé mọc răng phổ biến là đỏ hoặc phát ban quanh miệng hoặc cằm bé. Mọc răng thường khiến bé chảy nước dãi nhiều hơn, và quá nhiều độ ẩm khiến làn da nhạy cảm của bé bị kích ứng. Ba mẹ có thể nhẹ nhàng lau mặt bé bằng vải mềm hoặc yếm để giúp ngăn chặn điều này, hoặc bôi sáp dưỡng ẩm vaseline để tạo một lớp bảo vệ da bé. 

2. Chảy nước dãi

Chảy nhiều nước dãi cũng là một dấu hiệu bé mọc răng vô cùng phổ biến. Để tránh ướt quần áo và gây kích ứng da bé, ba mẹ có thể đeo yếm mềm vải cotton hoặc vải terry. Nhưng cần nhớ tháo yếm trước khi đi ngủ để đảm bảo an toàn cho bé. dau-hieu-be-moc-rang

3. Bé mất ngủ

Mọc răng có thể khiến bé và cả ba mẹ mệt mỏi vì mất ngủ vào ban đêm. Đó là vì sự dịch chuyển của răng qua xương và nước thường diễn ra vào ban đêm. Ba mẹ hãy yên tâm rằng đây chỉ là một giai đoạn mà mọi đứa trẻ cần trải qua.

4. Giảm sự thèm ăn

Các triệu chứng mọc răng chắc chắn ảnh hưởng đến sự thèm ăn của trẻ. Mọc răng có thể gây ra áp lực khiến bé khó chịu khi bú mẹ hoặc bú bình. Nhưng cũng có những đứa trẻ thèm sữa nhiều hơn khi mọc răng. Nếu bạn cho bé bú sữa mẹ, bạn có thể trữ thêm sữa để phòng trường hợp bé mọc răng.

Ba mẹ nên theo dõi lượng thức ăn bé ăn, nhưng đừng căng thẳng nếu bé ăn ít hơn hay nhiều hơn trong một vài ngày. Với trẻ ăn thức ăn đặc, ngứa nướu khi mọc răng có thể khiến bé chán ăn trong vài ngày. Mẹ có thể cho bé ăn những loại bánh dành cho mọc răng để bé  bớt khó chịu, hoặc ướp lạnh đồ ăn để làm dịu nướu. 

5. Khóc

Khi mọc răng, bé bị đau nướu, da bị kích thích, ăn ngủ gián đoạn, vì thế không có gì ngạc nhiên khi bé quấy khóc trong thời gian này. Răng đầu tiên, thường là răng cửa dưới và răng hàm, là những răng lớn và có thể khiến bé khó chịu nhất. Hãy thử đánh lạc hướng bé khỏi sự khó chịu bằng cách dẫn bé đi dạo, hoặc cho bé chơi đồ chơi mọc răng an toàn. Nếu cần thiết bạn cũng có thể đến bác sĩ nhi khoa để tư vấn cách sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ sơ sinh

dau-hieu-be-moc-rang

6. Bé nhai và cắn mọi thứ

Khi mọc răng, một số trẻ thích nhai mọi thứ để làm dịu nướu răng. Động tác cắn giúp chống lại áp lực khó chịu khi răng di chuyển. Bạn có thể cho bé cắn những đồ vật an toàn như khăn ướt, vòng mọc răng hoặc đồ chơi mềm. Nếu bạn vẫn đang cho con bú, hãy yên tâm rằng không cần ngừng bú chỉ vì răng bé đang mọc. 

7. Bé kéo tai và xoa má

Các dây thần kinh ở nướu, má, hàm và tai đều được kết nối với nhau, vì vậy đôi khi bé có thể nhầm lẫn đau răng sang đau các bộ phận khác trên khuôn mặt. Nếu bạn nhận thấy con bạn giật mạnh tai, xoa má hoặc hàm, đây là dấu hiệu bé mọc răng. Tuy nhiên, trẻ bị nhiễm trùng tai cũng thường kéo tai, vì vậy hãy kiểm tra với bác sĩ nhi khoa nếu triệu chứng này kéo dài nhiều ngày.

8. Các triệu chứng khác (Sốt và tiêu chảy)

dau-hieu-be-moc-rang

Bạn thường nghe nói rằng mọc răng gây sốt và tiêu chảy, tuy nhiên đó có thể là dấu hiệu của bệnh khác. Mọc răng có thể gây viêm và gây sốt nhẹ. Tuy nhiên nếu bé sốt từ 38 độ trở lên hoặc có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào khác, tốt nhất ba mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ. Ngoài ra, các triệu chứng mọc răng có thể khiến nhu động ruột của bé lỏng hơn và gây tiêu chảy. Tuy nhiên, nếu bé tiêu chảy hơn hai lần, bạn nên đến bác sĩ để đề phòng những bệnh khác.

Những dấu hiệu bé mọc răng sẽ báo hiệu một giai đoạn mới trong sự phát triển của bé. Đó có thể là một giai đoạn khó khăn, nhưng chỉ cần được nhìn những chiếc răng bé xinh, ba mẹ sẽ thấy tất cả mọi thứ đều đáng giá.

Xem thêm:

  • Lịch mọc răng và cách chăm sóc răng miệng cho trẻ
  • Trẻ mọc răng chậm có phải do thiếu canxi?
  • Vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh thế nào trước khi bé mọc răng?

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bài viết của

Quỳnh Hoa

  • Home
  • /
  • Giai đoạn phát triển
  • /
  • 8 dấu hiệu bé mọc răng ba mẹ cần ghi nhớ
Chia sẻ:
•••
  • Cùng tìm hiểu 5 dấu hiệu bé muốn ăn dặm

    Cùng tìm hiểu 5 dấu hiệu bé muốn ăn dặm

  • Bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Ba mẹ cần làm gì để giúp bé sớm mọc răng?

    Bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Ba mẹ cần làm gì để giúp bé sớm mọc răng?

app info
get app banner
  • Cùng tìm hiểu 5 dấu hiệu bé muốn ăn dặm

    Cùng tìm hiểu 5 dấu hiệu bé muốn ăn dặm

  • Bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Ba mẹ cần làm gì để giúp bé sớm mọc răng?

    Bé 9 tháng chưa mọc răng có sao không? Ba mẹ cần làm gì để giúp bé sớm mọc răng?

  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore
  • Thailand
  • Indonesia
  • Philippines
  • Malaysia
  • Sri Lanka
  • India
  • Vietnam
  • Australia
  • Japan
  • Nigeria
  • Kenya
© Copyright theAsianparent 2021. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng
  • cộng đồng
  • Trở thành cha mẹ
  • Giai đoạn phát triển
  • Nuôi dạy con
  • Sức khỏe
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng

Tải app của chúng tôi

google play store
Appstore
  • Liên hệ quảng cáo
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ chúng tôi
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
  • Trở thành cộng tác viên
Xem trong app