Cử động của thai nhi như thế nào là bình thường? Những điều mẹ bầu cần biết về “thai máy”!

Cử động của thai nhi như thế nào là bình thường? Những điều mẹ bầu cần biết về “thai máy”!

Cử động của thai nhi có thể là một rung động bất kỳ được tạo ra bởi một cú đá nhẹ, xoay hoặc cuộn mình. Đó là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang khỏe mạnh.

Cử động của thai nhi có thể là một rung động bất kỳ được tạo ra bởi một cú đá nhẹ, xoay hoặc cuộn mình. Đó chính là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang khỏe mạnh.

Mẹ có thể cảm nhận được cử động của bé sớm nhất khi thai được 16 tuần, nhưng hầu hết phụ nữ thường cảm thấy điều đó khi thai nhi ở 18 đến 24 tuần tuổi. Nếu đây là lần mang thai đầu tiên, mẹ có thể không nhận thấy chuyển động của con cho đến khi thai nhi trên 20 tuần.

Thai nhi cử động như thế nào?

cử động của thai nhi

Cử động của bé trong tử cung còn được gọi là thai máy. Mẹ có thể cảm thấy những cử động nhẹ như những cú đá, cuộn, vặn người. Những chuyển động này có thể thay đổi theo sự tiến triển của thai kỳ.

Tần suất của thai máy

Không có một con số nhất định nào về sô lần thai nhi cử động – vì mỗi đứa trẻ đều khác nhau. Bé sẽ có những kiểu chuyển động riêng mà mẹ nên hiểu rõ.

Từ 18-24 tuần tuổi mẹ sẽ cảm thấy em bé di chuyển ngày càng nhiều. Sau 32 tuần, các cử động sẽ rõ rệt cho đến khi bạn sinh con.

  • KHÔNG PHẢI là thai nhi di chuyển ít hơn vào cuối thai kỳ.
  • Mẹ sẽ TIẾP TỤC cảm thấy bé di chuyển ngay đến thời điểm mẹ đi sinh và trong khi chuyển dạ.

Mẹ hãy làm quen với các cử động bình thường của bé.

KHÔNG ĐƯỢC CHỜ đến ngày hôm sau nếu bạn lo lắng về những chuyển động của bé.

Liên lạc với bác sĩ sản khoa ngay lập tức nếu bạn cho rằng cử động của bé đã chậm lại, ngừng hoặc thay đổi.

Giữ liên lạc với bác sĩ liên tục cho tới khi biết rõ tình trạng của thai nhi.

Đừng lo lắng về việc gọi điện quá nhiều. Các bác sĩ và nữ hộ sinh của bạn phải biết liệu cử động của bé có bị chậm lại hoặc ngừng lại hay không.

Tại sao cử động của thai nhi lại quan trọng?

“Thai máy” là dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh. Nếu bé di chuyển ít hơn hoặc mẹ nhận thấy sự thay đổi trong hình thái chuyển động, đôi khi đó là một dấu hiệu cảnh báo bé đang không khỏe. Thai nhi sẽ an toàn hơn nếu mẹ nhận được sự chăm sóc và điều trị kịp thời.

Có điều gì ảnh hưởng đến những cảm nhận thai máy không?

cu-dong-cua-thai-nhi

Mẹ có thể ít nhận thấy chuyển động của bé khi mẹ đang hoạt động hoặc bận rộn.

Nếu nhau thai nằm ở phía trước tử cung (dạ con), mẹ sẽ khó cảm nhận thấy cử động của con hơn. Khi lưng bé nằm trước nhau thai, cử động của con sẽ khó cảm nhận hơn so với khi lưng của bé nằm dọc theo lưng mẹ.

Nhưng đừng cho rằng đây là lý do mẹ không thể cảm nhận được cử động của bé. Nếu nghĩ rằng cử động của bé đã chậm lại, dừng lại hoặc thay đổi, mẹ hãy liên lạc ngay với bác sĩ. Tốt nhất là nên kiểm tra để chắc chắn hơn.

Ngôi thai xuôi hay ngược không ảnh hưởng tới những cảm nhận về thai máy.

Mẹ có thể tác động tới cử động của thai nhi hay không?

Không, mẹ không nên cố gắng làm cho thai nhi di chuyển. Nếu bạn không chắc liệu bé có di chuyển ít hơn hay không, hãy nằm nghiêng bên trái và tập trung vào các cử động của bé trong 2 giờ tiếp theo. Nếu mẹ bầu không cảm thấy có 10 hoặc nhiều hơn các chuyển động riêng biệt trong 2 giờ, hoặc con không di chuyển như bình thường hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ.

Mẹ có thể sử dụng máy siêu âm doppler gia đình để kiểm tra cử động của thai nhi không?

Không sử dụng bất kỳ màn hình cầm tay, dopplers hoặc ứng dụng điện thoại nào để kiểm tra nhịp tim của bé. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đã phát hiện một nhịp tim, điều này không có nghĩa bé đang ổn vì có thể máy đang ghi lại nhịp tim của chính mẹ. Mẹ bầu cần được chuyên gia kiểm tra sức khỏe.
Bất kỳ sự chăm sóc hoặc điều trị nào cần phải được thực hiện khi thai nhi có nhịp tim.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chuyển động của thai nhi bị chậm lại?

Mang thai dưới 24 tuần

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu mẹ chưa bao giờ cảm thấy con mình cử động sau 24 tuần. Họ sẽ kiểm tra nhịp tim của bé. Mẹ mang thai sẽ được khám sức khỏe và siêu âm kiểm tra thai nếu cần.

Từ 24 đến 28 tuần mang thai

Nếu thai qua 24 tuần mà không có chuyển động. Hãy đi khám ngay, đừng chờ đến ngày hôm sau.

Bạn sẽ được kiểm tra tiền sản đầy đủ bao gồm kiểm tra kích thước của tử cung, đo huyết áp và kiểm tra lượng protein trong nước tiểu. Nếu tử cung của bạn đo nhỏ hơn hoặc lớn hơn dự kiến, bạn có thể cần siêu âm để kiểm tra sự phát triển của thai nhi.

Trên 28 tuần

Mẹ bầu cần đi khám càng sớm càng tốt nếu không thấy cử động thai vào thời điểm này. Mẹ sẽ được kiểm tra tiền sản và nhịp tim của bé sẽ được theo dõi để đảm bảo bé đang ổn.

Khi nào cần siêu âm thai?

  • tử cung nhỏ hơn hoặc lớn hơn dự kiến
  • thai nguy cơ cao
  • nhịp tim bình thường nhưng bạn vẫn cảm thấy chuyển động của em bé chậm hơn hoặc ít hơn
  • thai nhi giảm chuyển động trong thai kỳ.

cu-dong-cua-thai-nhi

Nếu các cử động chậm lại có nghĩa là con không khỏe?

Ít chuyển động hơn có thể là do bé không khỏe, nhưng thường kết quả kiểm tra sẽ cho thấy mọi thứ đều ổn. Hầu hết những phụ nữ đã từng trải qua tình trạng giảm cử động thai nhi vẫn có một thai kỳ và em bé khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng là mẹ bầu cần kiểm tra để đảm bảo mọi thứ đều ổn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chuyển động của bé tiếp tục giảm?

Nếu sau khi kiểm tra, mẹ vẫn không hài lòng với cử động của bé, mẹ bầu nên nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ sản khoa cho tới khi cảm thấy thai nhi ổn định.

Nguồn: www.tommys.org

Theo: https://vn.theasianparent.com

Xem thêm các bài viết khác:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!