Cách tính và các yếu tố ảnh hưởng tới chu vi vòng bụng của bà bầu

Cách tính và các yếu tố ảnh hưởng tới chu vi vòng bụng của bà bầu

Chu vi vòng bụng của bà bầu sẽ thay đổi đáng kể từ tam cá nguyệt thứ 2 của thai kỳ. Một số mẹ bầu thường bị ám ảnh về cân nặng và chiếc bụng phát triển quá cỡ của mình. Tuy nhiên bạn cần biết rằng những con số về vòng bụng chính là một cách thông báo để mẹ bầu biết rằng thai nhi đang lớn lên khỏe mạnh.

Công thức tính chu vi vòng bụng của bà bầu

Chu vi bụng bầu thường được đo bằng centimet và có thể tính toán dễ dàng kể từ tuần thai thứ 20 trở đi. Theo các bác sĩ sản khoa, có một công thức đơn giản để ước lượng chu vi bụng bầu của mẹ bầu nên đạt ở mức độ nào tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Đó là lấy số tuần đang mang thai, sau đó cộng và trừ thêm 2 thì sẽ là chu vi bụng mẹ bầu nên đạt được.

Ví dụ, nếu bạn đang mang thai 30 tuần, bụng của bạn nên nằm trong khoảng từ 28 đến 32 cm. Nếu bạn ở tuần thai thứ 25, bụng của bạn sẽ đo được từ 23 đến 27 cm. Tuy nhiên cách tính này chỉ là tương đối bởi còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến vòng bụng của bà bầu.

Cách tính và các yếu tố ảnh hưởng tới chu vi vòng bụng của bà bầu

Chu vi vòng bụng bà bầu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Không ít các mẹ bầu lo lắng chia sẻ trên các diễn đạt rằng họ cảm thấy bụng bầu của mình quá lớn hoặc quá nhỏ và lo sợ rằng điều này sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Nhưng sự thật là, kích thước vòng bụng của bà bầu không phải là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp. Miễn là bạn không thừa cân hoặc béo phì trong suốt thai kỳ thì dù trông bụng bạn có hơi bé thì cũng không nên quá lo lắng. Điều quan trọng nhất chính là mẹ bầu cần đảm bảo mình tuân thủ lịch khám thai đều đặn và thực hiện các xét nghiệm theo định kỳ theo tư vấn của bác sĩ

Chu vi vòng bụng của bà bầu có thể chỉ ra chính xác giai đoạn mang thai?

Câu trả lời của các chuyên gia sản khoa là “Không hoàn toàn”. Cho dù bụng của bạn nhỏ hay lớn thì đôi khi nếu không thông qua siêu âm thì vẫn khó có thể kết luận chính xác số tuần thai của bạn. Trên thực tế, mỗi người phụ nữ có một hành trình mang thai khác nhau. Nếu một bà bầu có bụng bầu với kích cỡ này vào tháng thứ 6 của thai kỳ, thì không có nghĩa là bụng của bạn cũng sẽ có cùng kích thước như vậy trong tháng thứ 6 thai kỳ.

Cách tính và các yếu tố ảnh hưởng tới chu vi vòng bụng của bà bầu

Ngoài ra, trước khi lo lắng về chu vi vòng bụng của mình, các mẹ hãy cùng tìm hiểu xem những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng tới chiếc bụng của mình.

1. Chiều cao của người mẹ mang thai 

Nếu một người phụ nữ vốn cao ráo và có một cái bụng dài thì khi mang thai trông bụng họ thường nhỏ gọn hơn. Đó là vì chiếc bụng dài của bạn sẽ tạo thêm không gian cho em bé phát triển. Mặt khác, nếu bạn là người có chiều cao khiếm tốn thì đương nhiên không gian giữa vùng hông và xương sườn để tử cung phát triển cũng sẽ không nhiều. Do đó mà khi bạn có bầu trông chiếc bụng sẽ lớn hơn bình thường.

2. Vị trí của em bé 

Thai nhi sẽ di chuyển rất nhiều trong bụng mẹ, đặc biệt là càng về các tháng cuối của thai kỳ. Các hoạt động của em bé trong tử cung có thể khiến chiếc bụng của mẹ bầu thay đổi hình dáng, đặc biệt là ở tháng cuối, khi mà bé quay đầu để chuẩn bị cho ngày chào đời.

chu-vi-vong-bung-cua-ba-bau

3. Số lần mang thai 

Hầu hết phụ nữ mang thai lần đầu tiên đều có chiếc bụng nhỏ gọn hơn những mẹ mang thai nhiều lần. Đó là vì lúc này các cơ vẫn còn săn chắc, giúp cho tử cung trông thon gọn. Nhưng ở những lần mang thai tiếp theo, các cơ bụng đã được kéo căng ra từ trước đó khiến cho bụng bầu của bạn sẽ lộ hơn.

4. Lượng nước ối 

Chỉ số nước ối bao quanh em bé trong quá trình mang thai sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Quá nhiều hay quá ít nước ối đều có thể gây ra nguy hiểm đối với thai nhi trong bụng mẹ. Ngoài ra, lượng nước ối cũng sẽ góp phần khiến cho chiếc bụng của các bà bầu trông nhỏ gọn hoặc to hơn mức bình thường.

chu-vi-vong-bung-cua-ba-bau

Vậy nên với các yếu tố nói trên, thay vì lo lắng quá mức, mẹ bầu nên kết hợp xem xét dựa trên chỉ số siêu âm để hiểu rõ hơn về kích thước chu vi vòng bụng của mình trong suốt 9 tháng mang thai mẹ nhé.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage ca the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!