Cân nặng của thai nhi 8 tháng bao nhiêu là đạt chuẩn và những lưu ý cho mẹ

Cân nặng của thai nhi 8 tháng bao nhiêu là đạt chuẩn và những lưu ý cho mẹ

Trong tháng 8 này, bụng các bà mẹ bắt đầu to và nặng nề hơn. Có thể khiến bà bầu cảm thấy rất vất vả. Bên cạnh đó là tâm trạng bồn chồn, lo lắng chuẩn bị tinh thần khi bé sắp được chào đời.

Bầu 8 tháng em bé nặng bao nhiêu theo tiêu chuẩn WHO? Cân nặng thai nhi 8 tháng lúc này 2300 gram đến 2800 gram, dài từ 40 – 46 cm. Đây là những nội dung bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Cân nặng thai nhi 8 tháng và các mốc phát triển của bé yêu
  • Nếu cân nặng của bé chưa đạt chuẩn, mẹ nhớ lưu ý về chế độ dinh dưỡng vào tháng này
  • Sự thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 8 tháng
  • Mang thai tháng thứ 8 mẹ bầu nên đi khám gì?
  • Một số lời khuyên cho mẹ bầu khi mang thai 8 tháng

Cân nặng thai nhi 8 tháng và các mốc phát triển của bé yêu

Cho đến thời điểm này, thai nhi 8 tháng đã phát triển hoàn thiện. Và chỉ một thời gian ngắn nữa thôi là bé được đón cuộc sống bên ngoài. Có thể thấy nhiều trường hợp các bé “đòi” ra sớm dẫn đến tình trạng sinh non ở tháng thứ 8 này.

Thai nhi phát triển hoàn thiện các bộ phận, đây là thời điểm phát triển khá rõ rệt của bé. Khuôn mặt đầy đặn và rõ nét hơn các tuần trước. Bầu 8 tháng em bé nặng bao nhiêu? Cân nặng thai nhi 8 tháng lúc này 2300 gram đến 2800 gram, dài từ 40 – 46 cm.

Da của bé bắt đầu mịn hơn và cơ thể cũng mũm mĩm hơn. Các cú đạp của thai nhi cũng mạnh mẽ hơn và thường xuyên hơn. Các cử động của thai nhi sẽ ít đi vì thai đã quá to để có thể nghịch ngợm trong tử cung.

Thai nhi sẽ ở trong tư thế cuộn tròn thay vì dang tay dang chân cử động như thời gian đầu.

Ở tháng thứ 8 này, mắt bé đã có thể mở nhắm tùy theo ý bé và có thể nghe thấy tiếng động, bố mẹ nói bên ngoài. Hô hấp của bé giai đoạn này cũng phát triển hoàn thiện. Đồng thời hộp sọ bé giai đoạn này vững chắc hơn và não bộ đang phát triển rất tốt.

Hệ xương của bé cũng phát triển và cứng cáp hơn nhiều. Vì thế mà các bé hay đạp bụng mẹ, khiến mẹ cảm thấy đau hơn.

bau-8-thang-em-be-nang-bao-nhieu

Tháng thứ 8 là thời điểm mà thai nhi đã phát triển rất mạnh mẽ để chuẩn bị ra đời

Theo Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hồng Liên – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, mẹ bầu ở giai đoạn này cần học cách phân biệt hiện tượng thai máy với cơn gò tử cung. Khi cơn gò tử cung xuất hiện, vùng bụng của mẹ sẽ cứng lên, có thể gây đau đớn tùy mức độ. Còn khi thai nhi đạp thì mẹ chỉ cảm nhận ở một vùng bụng mà thôi. 

Mẹ hãy siêng theo dõi cử động thai để tự theo dõi sức khỏe của bé yêu. Thai của bạn máy mạnh và đều mỗi ngày là tín hiệu tốt.

Có thể bạn chưa biết

Nếu cân nặng của bé chưa đạt chuẩn, mẹ nhớ lưu ý về chế độ dinh dưỡng vào tháng này

Mẹ đã biết câu trả lời cho thắc mắc bầu 8 tháng em bé nặng bao nhiêu. Từ tháng này trở đi, thai nhi sẽ có sự biến chuyển “vượt bậc” nên dinh dưỡng cho bà bầu vào tháng này cần bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng sau:

Chất đạm

Đây là dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Nhờ chất đạm, cơ thể bé cưng sẽ trở nên cứng cáp hơn. Không chỉ vậy, bổ sung chất đạm còn giúp mẹ gia tăng “sản lượng sữa” cho hành trình nuôi con sắp tới. Mẹ bầu nên bổ sung thêm các món sau vào thực đơn hàng ngày của mình:

– Tăng cường sữa tươi không đường từ 2-3 cốc/ngày.

– Trứng luộc

– Các loại hải sản và cá tươi từ 2-3 lần/tuần

– Các loại thịt trắng như gà, cá cũng cung cấp đạm rất dồi dào.

– Thịt đỏ như thịt bò

Chất béo

Bà bầu 3 tháng cuối nên ăn gì? Tất nhiên là không thể thiếu nguồn dinh dưỡng từ các loại chất béo. Theo các chuyên gia, tháng thứ 8 này là giai đoạn hệ thần kinh của thai nhi phát triển nhanh nhất. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên tăng cường bổ sung các loại chất béo tốt cho cơ thể như dầu ôliu, các loại hạt…

bau-8-thang-em-be-nang-bao-nhieu

Dầu oliu sẽ giúp mẹ bổ sung chất béo tốt cho thai kỳ (Nguồn ảnh: Unsplash)

Mẹ bầu nên ăn gì:

– Sử dụng dầu ô-liu, dầu vừng, hướng dương trong chế biến đồ ăn.

– Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, … cho bữa phụ.

– Cá biển sâu, đặc biệt là cá hồi.

– Tăng cường ăn cháo mè đen hoặc chè mè đen.

Tinh bột

Đây là nguồn năng lượng cho hầu hết các hoạt động trong cơ thể mẹ bầu. Hơn nữa, theo các chuyên gia, tinh bột cũng là nguồn năng lượng duy nhất có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi.

Mẹ bầu nên ăn gì:

– Khoai lang

– Bột ngũ cốc

– Cơm gạo lức

– Bánh mì nguyên cám

Vitamin và khoáng chất

Đảm bảo mẹ bầu được cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất quan trọng như folic, canxi, sắt, vitamin B, v.v. cho đến hết thai kỳ.

Mẹ bầu nên ăn gì:

– Các loại tôm, cua cá nhỏ vừa giàu canxi lại dễ chế biến.

– Nước cam một ly nhỏ mỗi ngày

– Sữa tươi không đường 2 cốc/ngày

– Nước ép dứa

– Sữa chua

– Các loại rau xanh như rau chân vịt, súp lơ, cải xanh, v.v.

– Bí ngô

– Chuối

– Mía (nên uống nước mía từ 2-3 lần/tuần)

– Quả chà là khô

– Các loại đậu đỗ

– Hạt hạnh nhân

– Nước dừa

Có thể bạn chưa biết

Sự thay đổi của mẹ bầu khi mang thai 8 tháng

Trong tháng 8 này, bụng các bà mẹ bắt đầu to và nặng nề hơn. Có thể khiến bà bầu cảm thấy rất vất vả. Bên cạnh đó là tâm trạng bồn chồn, lo lắng chuẩn bị tinh thần khi bé sắp được chào đời. Nhưng đừng vì quá lo lắng mà khiến tình trạng sức khỏe không tốt, ảnh hưởng đến thai nhi nhé các bà mẹ.

Chứng ợ nóng vẫn tiếp diễn trong thời gian này do tử cung chèn ép vào dạ dày. Các mẹ cũng bị khó ngủ vào buổi tối vì có thể phải đi vệ sinh thường xuyên hơn. Cơ thể trở nên khó kiểm soát và có thể bị ra một chút nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi.

Các mẹ còn cảm thấy đau nhức ở vùng kín hoặc phía trong của chân. Do đầu của thai nhi đè vào các dây thần kinh quanh đó và vùng xương chậu. Tử cung cũng chèn ép vào phần dưới của khung xương sườn nên gây đau.

Mang thai tháng thứ 8 mẹ bầu nên đi khám gì?

bau-8-thang-em-be-nang-bao-nhieu

Mẹ cần đi khám thai đúng lịch để biết rõ được tình trạng của thai nhi

Từ tuần 32 đến tuần 35, cứ 2 tuần thì các mẹ nên đi khám 1 lần. Từ tuần 36 trở đi đến cuối thai kỳ, các mẹ cần lưu ý là nên đi khám 1 tuần một lần.

Mỗi lần khám dù chỉ kiểm tra những vấn đề đơn giản như mọi lần nhưng không được chủ quan vì đây là giai đoạn chuẩn bị đón bé đến với một môi trường mới. Khi mang thai tháng thứ 8, bác sĩ sẽ kiểm tra:

– Cân nặng

– Huyết áp

– Nước tiểu

– Nhịp tim thai nhi

– Vị trí của đáy tử cung

– Kích cỡ và trạng thái của thai nhi

– Hiện tượng phù chân, mắt các chân, đặc biệt là nếu kèm theo các dấu hiệu đau đầu, thay đổi tầm nhìn, đau bụng. Vì đấy có thể là những dấu hiệu của việc tăng huyết áp thai kỳ

Một số lời khuyên cho mẹ bầu khi mang thai 8 tháng

Ngoài việc khám thai thường xuyên để biết rõ được tình trạng của thai nhi, các mẹ cần lưu ý những vấn đề tưởng chừng như đơn giản sau:

Tránh đi xa hoặc những chuyến đi dài ngày

Trong thời gian mang thai tháng thứ 8, các mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào nên để tránh tình huống bất ngờ này, các mẹ nên ở nhà và theo dõi biến chuyển của thai nhi.

Tránh những nơi ồn ào

Thứ nhất, thời gian này các mẹ thường hay bị mệt mỏi do lo lắng nhiều. Nên những nơi ồn ào sẽ chỉ khiến các mẹ khó chịu và dễ bực mình, sinh ra stress nặng hơn.

Thứ hai, những tiếng ồn ào có thể gây hại đến thính giác của thai nhi, làm bé mất đi độ nhạy cảm của tai khi sinh ra.

Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu

Nên đi bộ vận động nhẹ nhàng để lưu thông tuần hoàn máu, tránh bị tê chân hoặc chuột rút. Nếu ngồi hoặc đứng yên quá lâu cũng dễ khiến các mẹ bị đau lưng hơn đấy.

Đi bộ nhẹ nhàng

Bà bầu nên thường xuyên đi bộ, đi dạo cùng chồng để giúp hỗ trợ cho việc em bé chào đời nhanh chóng mà không tốn nhiều sức cho bà mẹ. Lưu ý, trước khi tập thể dục 1h, bà bầu nên ăn nhẹ. Không nên ăn nhiều tránh tình trạng bị tụt đường huyết.

Hy vọng qua bài viết này, mẹ bầu đã trả lời được câu hỏi về cân nặng thai nhi 8 tháng, cũng như biết được cách chăm sóc mình để chuẩn bị đón bé yêu chào đời. Chúc bạn sớm mẹ tròn con vuông!

Theo theAsianparent Singapore, Thai máy liên tục có đáng lo không? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!