Bầu 31 tuần: Thay đổi cơ thể mẹ và cơn gò sinh xuất hiện

Bầu 31 tuần: Thay đổi cơ thể mẹ và cơn gò sinh xuất hiện

Chân tay bé đã theo tỉ lệ với phần còn lại của cơ thể, vì vậy bé giống với trẻ sơ sinh hơn bây giờ. Đối với bạn, mẹ bầu, hãy tìm ra những điều cần làm để đảm bảo sinh nở an toàn.

Bầu 31 tuần, cơ thể bé phát triển hoàn thiện hơn, giống với trẻ sơ sinh hơn bây giờ. Lúc này cơn gò sinh bắt đầu xuất hiện rồi đấy, mẹ hãy theo dõi nhé!

  • Tìm hiểu kích thước thai nhi tuần thứ 31 thai kỳ
  • Quá trình phát triển của thai nhi ở tuần thứ 31
  • Những thay đổi của bà bầu
  • Lưu ý chăm sóc thai kỳ
  • Những điều cần làm của mẹ bầu 31 tuần

Kích thước của bé ở tuần thứ 31 thai kỳ

Bé to bằng quả dừa với chiều dài 41cm và cân nặng 1.5kg

bau-31-tuan
Kích thước thai nhi 31 tuần

Khi mẹ bắt đầu tháng thứ tám của thai kì, thai nhi tăng cân bằng cách tích mỡ dưới da, càng lúc càng bụ bẫm hơn. Thai nhi cũng rất năng động và mẹ sẽ thấy em bé trong bụng cử động rất nhiều để làm quen với việc điều khiển tứ chi. Thường thì thai nhi sẽ nằm dọc với đầu hướng xuống và chân hướng về khoang ngực của mẹ. Nếu trước đây thai nhi nằm ngôi mông, thì thường bạn ấy sẽ quay đầu sang ngôi chỏm trong tuần thai này.

Quá trình bé phát triển ở tuần thứ 31 thai kỳ

  • Cánh tay, chân và cơ thể của bé bây giờ tương xứng với đầu của bé.
  • Các cơ quan của bé tiếp tục phát triển, bao gồm cả bàng quang, và bây giờ bắt đầu vận chuyển được nước. Hãy nghĩ về nó như là bước thực hành cho việc đi tiểu sau này.
  • Bé cũng biết khi trời sáng và tối, nhưng bé sẽ không nhất thiết phải vào chế độ ngủ hay vận động.
  • Bé bây giờ đang bận rộn tạo các gương mặt, nấc, nuốt, thở, đạp tay và chân dọc theo thành tử cung, và thậm chí mút ngón tay cái của em.
bau-31-tuan
Hình ảnh thai nhi 31 tuần

Những thay đổi ở mẹ bầu 31 tuần

Dịch tiết từ vú

Thỉnh thoảng mẹ có thể thấy ít dịch rỉ từ vú. Đây là sữa non chứa đạm, chất béo, IgA và khoáng chất.

Đau lưng

Vào tuần thứ ba mươi mốt, mẹ sẽ thấy lưng và chân đau thêm do phần trọng lượng tăng thêm mà cơ thể phải gánh.

Khó thở

Do phải gánh thêm phần trọng lượng, vốn đã làm mẹ mệt mỏi và khó thở, tử cung giãn ra đẩy ngược vào cơ hoành, khiến cơ hoành không thể giãn hoàn toàn nhường chỗ cho phổi phồng lên khi mẹ hít vào, khiến mẹ nhanh hết hơi ngay cả với những hoạt động tối thiểu.

Đi tiểu nhiều lần

Tử cung chèn lên bàng quang, làm ít không gian để bàng quang chứa nước tiểu hơn, làm mẹ phải đi vệ sinh rất nhiều lần.

Táo bón

Ruột già cũng phải giảm nhu động, khiến tăng khả năng hấp thụ nước và gây táo bón. Chưa kể có thể lúc mang thai mẹ không ăn đủ chất xơ và uống nước, cũng gây táo bón. Tắc nghẽn các mạch máu vùng chậu kết hợp với tăng áp lực ổ bụng và nhu động ruột thứ phát sau táo bón có thể dẫn đến bệnh trĩ.

Ợ chua

Trong giai đoạn sau của thai kì mẹ cũng rất dễ bị ợ chua. Có rất nhiều nguyên nhân như áp lực của tử cung đẩy dạ dày lên thực quản. Hóc môn Progesterone cũng làm giảm nhu động của ống tiêu hoá trên, làm giảm khả năng hoạt động của cơ hoành.

Cơn gò sinh lí Braxton Hicks

Trong những tuần cuối của thai kì, mẹ có thể cảm thấy những co thắt nhẹ của tử cung. Nếu mẹ thấy năm đến sáu cơn gò trong một giờ, nó có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sinh non và mẹ cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Mẹ sẽ cảm thấy hơi vụng về một tí, do bụng mẹ lớn làm chệch tâm trọng lực, cũng như hơi khó vận động. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên tập một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ ngắn hoặc yoga. Yoga rất tốt trong việc giúp mẹ giảm đau lưng và chân.

Lưu ý chăm sóc thai kỳ

  • Hãy cẩn thận khi bạn bước vào nhà tắm hay khi tắm vòi hoa sen. Hãy cất bất kỳ tấm thảm nào mà có thể khiến bạn vấp ngã.
  • Đi dạo trong ngày hoặc thử một số hình thức tập luyện làm cho tuần hoàn tốt hơn khác.
bau-31-tuan
Ảnh siêu âm thai 29 tuần

Những điều cần làm của mẹ bầu 31 tuần

  • Túi đi bệnh viện của bạn đã được chuẩn bị chưa? Nếu không thì bây giờ là thời điểm tốt để chuẩn bị, nhỡ khi cần. Đây là danh sách đồ bệnh viện của chúng tôi mà bạn có thể tải xuống.
  • Tham quan trung tâm sinh đẻ hoặc bệnh viện nơi bạn dự định sẽ sinh.
  • Nếu bạn nhận thấy mặt sưng đột ngột, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn. Cùng với sự thay đổi về thị lực và nhức đầu, sưng mặt có thể là dấu hiệu của chứng tiền sản.

Trên đây là những lưu ý về sự phát triển của thai nhi 31 tuần và lưu ý khi chăm sóc thai kỳ. Hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ nhé.  Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!