Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ nhi

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ nhi

Phơi nắng buổi sáng để cơ thể tổng hợp vitamin D, tránh còi xương, không có tác dụng điều trị vàng da. Lý do là vì cường độ ánh sáng của nắng sớm quá yếu và trẻ cũng không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài để đạt được hiệu quả.

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da có thực sự hiệu quả? Theo các bác sĩ chuyên môn, tắm nắng chỉ có tác dụng giúp trẻ tổng hợp vitamin D và không giúp bé hết vàng da. Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Tắm nắng có tác dụng như thế nào với trẻ sơ sinh bị vàng da?
  • Trẻ bị vàng da nên được điều trị và chăm sóc như thế nào?
  • Cách phơi nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da giúp trẻ mau khỏe mạnh

Tắm nắng có tác dụng như thế nào với trẻ sơ sinh bị vàng da?

Ở trẻ sơ sinh có thể bị vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý thường sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Trong khi đó, nếu bị vàng da bệnh lý sẽ rất nguy hiểm do trẻ có thể bị hôn mê, co giật.

Khi trẻ bị vàng da, bác sĩ sẽ phải thực hiện các xét nghiệm để kết luận chính xác xem bé bị vàng da loại nào và ở mức độ nào.

Mẹ đã biết chưa?

Áp dụng ngay mẹo chữa vàng da cho trẻ sơ sinh cực kỳ hiệu quả

Chiếu đèn trị vàng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhưng cẩn thận các tác dụng phụ này

Trẻ bị vàng da sinh lý khi nào khỏi?

Khi trẻ đủ tháng, có sức khỏe tốt thì hiện tượng vàng da thông thường sẽ là vàng da sinh lý. Vàng da sinh lý sẽ tự khỏi trong khoảng 7 ngày. Đối với trẻ sinh non, tình trạng này có thể kéo dài đến khoảng 14 ngày mới hết.

Mức độ vàng da của trẻ sẽ được biểu thị dựa trên chỉ số bilirubin. Ở mức độ nhẹ, trẻ có thể chỉ vàng da ở vùng mặt, vùng cổ và vùng bụng phía trên rốn. Ngoài ra trẻ không có sự xuất hiện của các hiểu hiện khác như thiếu máu, bỏ bú hoặc gan to, trẻ mệt mỏi…

Lưu ý: Đối với trẻ đủ tháng, chỉ số bilirubin/máu không quá 12 mg%. Đối với trẻ thiếu tháng sẽ không quá 14mg%. Chỉ số Bilirubin cũng tăng với tốc độ không quá 5mg% trong 24 giờ.

Nếu trẻ vàng da do sinh lý, mẹ có thể yên tâm vì hiện tượng này sẽ tự hết, không nguy hiểm đến con.

Với trẻ sơ sinh bị vàng da, tắm nắng có tác dụng chữa bệnh không? Vàng da phơi nắng có hết không?

cach-tam-nang-cho-tre-so-sinh-bi-vang-da

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Nguyễn Nhật Trung – Trưởng khoa Sơ sinh bệnh viện Từ Dũ giải thích:

Bé sinh non thì dễ bị vàng da hơn trẻ đủ tháng. Vàng da sơ sinh do tăng bilirubin gián tiếp trong máu. Trẻ sinh non khả năng kết hợp và đào thải chất này qua đường phân và nước tiểu chậm hơn. Có khi đến sau 1 tháng hoặc 2 tháng mới hết triệu chứng vàng da.

Phơi nắng buổi sáng để cơ thể tổng hợp vitamin D, tránh còi xương, không có tác dụng điều trị vàng da. Lý do là vì cường độ ánh sáng của nắng sớm quá yếu và trẻ cũng không thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài để đạt được hiệu quả.

Trẻ bị vàng da nên được điều trị và chăm sóc như thế nào?

Đa số các trường hợp vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh thường nhẹ và tự khỏi sau 7 – 10 ngày do chất bilirubin được đào thải qua phân và nước tiểu.

1. Cách chăm sóc và điều trị trong trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ

Ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bố mẹ nên thực hiện thêm những việc sau:

  • Tích cực cho trẻ bú mẹ vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa.
  • Chăm sóc rốn, chăm sóc da và vệ sinh thân thể. Giữ ấm cho trẻ.
  • Tắm nắng, đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh nắng dịu của mặt trời vì ánh nắng mặt trời giúp tổng hợp vitamin D, giúp trẻ mau khỏe mạnh hơn. Tắm nắng cho trẻ bị vàng da có tác dụng giúp con cứng cáp và có đủ vitamin D chứ không tác động trực tiếp đến việc trị vàng da cho trẻ.

cach-tam-nang-cho-tre-so-sinh-bi-vang-da

  • Tiếp tục theo dõi diễn tiến của vàng da hàng ngày cho đến ít nhất là 7 – 10 ngày sau sinh. Vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy hàng ngày bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi đầy đủ ánh sáng, không nên nằm phòng tối. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng, hoặc đen) thì ấn nhẹ ngón tay cái lên vùng da mặt trong đùi vài giây sau đó buông tay ra nếu trẻ bị vàng da sẽ thấy được màu da vàng thật sự ở nơi ấn ngón tay.
  • Cần thực hiện chăm sóc theo hướng dẫn trên và tái khám tái khám mỗi ngày cho đến khi trẻ hết vàng da.

2. Trường hợp trẻ bị vàng da nặng 

Trẻ sơ sinh bị vàng da nặng thường có biểu hiện bị da vàng sậm lan đến tay, chân, kèm theo bú kém, bỏ bú, hoặc xuất hiện sớm trong vòng 1 – 2 ngày sau sinh. Khi đó cần phải đưa trẻ nhập viện ngay. Tại bệnh viện trẻ sẽ được điều trị tích cực bằng cách:

  • Chiếu đèn: Ánh sáng của đèn biến bilirubin thành chất không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa và đường tiểu.
  • Thay máu nhằm lấy bớt chất bilirubin nhanh chóng ra khỏi cơ thể.

Khám phá thêm:

Ăn nghệ sau sinh con có bị vàng da không? Có lưu ý gì khi ăn nghệ?

Chỉ số bilirubin vàng da ở trẻ sơ sinh nói lên được điều gì?

cach-tam-nang-cho-tre-so-sinh-bi-vang-da

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da giúp trẻ mau khỏe mạnh

Mặc dù tắm nắng không giúp chữa hết bệnh vàng da cho trẻ nhưng nó vẫn có tác dụng trong việc giúp trẻ tổng hợp vitamin D, phòng chống bệnh còi xương và tăng sức đề kháng cho bé.

Bố mẹ có thể tham khảo thêm về cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh theo hướng dẫn của các chuyên gia nhi khoa như sau:

  • Thời gian đầu, mẹ chỉ nên để lộ một phần da của bé, cho bé ở trong bóng râm trong khoảng 10 phút, và tiếp tục tăng thời gian lên 20 phút trong ngày thứ hai, 30 phút cho ngày thứ ba.
  • Cho bé mặc quần áo để hở từ bàn chân, che mặt và mắt cho bé.
  • Tắm nắng 5 phút ở mặt thân trước và 5 phút ở thân sau ở ngày thứ 4. Những ngày tiếp theo, cho bé mặc áo hở từ đầu gối rồi kéo dần phần che lên đùi, bụng, ngực, và tăng thêm 5 phút mỗi ngày.
  • Thời gian tắm không nên quá 30 phút mỗi ngày.

Bố mẹ cũng lưu ý là chỉ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều, nếu mùa đông thì chỉ nên tắm nắng buổi chiều để tránh bé bị cảm lạnh.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!