Dấu hiệu bé bị nhiễm trùng máu và cách điều trị giúp con mau khỏi bệnh

Dấu hiệu bé bị nhiễm trùng máu và cách điều trị giúp con mau khỏi bệnh

Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em thường có liên quan mật thiết đến mẹ khi mang thai, do điều kiện y tế lúc sinh, hay do môi trường sống của trẻ… Đây là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của trẻ, nên mẹ cần biết cách phòng tránh và điều trị kịp thời. Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết này, các mẹ cùng theo dõi nhé!

Những dấu hiệu bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em

Nhiễm trùng máu còn thường được gọi là nhiễm khuẩn huyết. Đây là hiện tượng cơ thể của trẻ bị vi khuẩn tấn công, lây nhiễm vào đường máu. Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em thường biểu hiện những triệu chứng như sau:

  • Trẻ bị rối loạn thân nhiệt: sốt cao trên 38 độ C, hoặc dưới 36 độ
  • Tim đập nhanh hơn 90 nhịp/phút
  • Nhịp thở nhanh hơn 20 nhịp/ phút;
  • Trẻ bị tiêu chảy, nôn mửa

Trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng máu nặng sẽ có thêm một số triệu chứng dưới đây:

  • Trẻ thấy khó thở, loạn nhịp tim
  • Đau vùng bụng
  • Lượng tiểu cầu trong máu giảm
  • Lượng nước tiểu giảm mạnh
  • Tinh thần trẻ không ổn định
  • Bị sốc nhiễm trùng
benh-nhiem-trung-mau-o-tre-em

Trẻ bị sốt do nhiễm trùng máu

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh, nhưng thường là do xuất phát từ 2 yếu tố đó là:

  • Vi khuẩn Gram tấn công vào liên cầu, não mô cầu, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn đường ruột, tụ cầu và phế cầu của trẻ.
  • Do vi khuẩn kỵ khí Clostridium perfringens, bacteroid Fragilis. Vi khuẩn này thường tấn công khi phụ huynh chưa chú ý vệ sinh chưa sạch sẽ cho trẻ, do di truyền từ cơ thể người mẹ sang con lúc mang thai. Hoặc do vi khuẩn đi theo đường nước ối xâm nhập vào cơ thể trẻ.
  • Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em cũng có thể do cơ sở y tế không đảm bảo vệ sinh. Các dụng cụ dao kéo chưa được tiệt trùng khiến vi khuẩn tấn công.
benh-nhiem-trung-mau-o-tre-em

Nguyên nhân gây nhiễm trùng máu do vi khuẩn tấn công

Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Một biến chứng phổ biến nhất của bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em là hiện tượng máu đông. Chúng sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến các cơ quan trong cơ thể trẻ nhỏ. Từ đó gây ra các biến chứng tắc mạch, nhồi máu, thiếu máu. Nếu biến chứng này nặng hơn sẽ gây nên tình trạng nguy cơ suy đa tạng cực kỳ nguy hiểm. Làm suy giảm chức năng gan và thận khiến trẻ cần phải lọc máu, thở máy, thậm chí là tử vong.

benh-nhiem-trung-mau-o-tre-em

Cần chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời khi trẻ có dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng máu

Điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em như thế nào?

Bệnh nhiễm trùng máu có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Để chữa bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm để xác định nơi bị nhiễm trùng (tai, họng, đường tiêu hoá, đường tiểu…). Tùy nguyên nhân nhiễm trùng là gì và khả năng đáp ứng với điều trị với kháng sinh mà thời gian điều trị nhiễm trùng máu khác nhau.

  • Kiểm soát nhiễm trùng: Nhằm loại bỏ sớm tác nhân gây bệnh khỏi cơ thể. Thông thường, bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị kháng sinh tĩnh mạch ngay trong những giờ đầu tiên sau khi chẩn đoán bệnh và sau khi lấy máu cấy. Sử dụng kháng sinh đặc hiệu để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh và giảm độc tính do thuốc.
  • Điều trị hồi sức tích cực: Tăng cường chức năng tim mạch, tuần hoàn sớm để giảm tỷ lệ tử vong.
  • Các phương pháp điều trị bổ sung: Bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc chống viêm, chống chảy máu, đông máu, nâng huyết áp…

Trẻ có thể xuất viện và sinh hoạt bình thường nếu điều trị tốt sau 7 – 14 ngày. Nhưng nếu bé không đáp ứng được, phải tầm soát thêm, làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu thì thời gian điều trị sẽ lâu hơn.

Cách phòng ngừa và kiểm soát bệnh hiệu quả

  • Dùng kháng sinh phòng ngừa cho phụ nữ mang thai trong trường hợp: Viêm màng não, nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS), tiền sử có con bị nhiễm trùng huyết trong thai kỳ trước đây, vỡ ối sớm.
  • Ngăn ngừa nhiễm trùng máu truyền từ mẹ sang con trong khi sinh bằng cách chọn bệnh viện uy tín, sạch sẽ để sinh. Sinh con trong vòng 12-24 giờ kể từ khi vỡ ối. Đối với sinh mổ nên được thực hiện trong vòng 4-6 giờ sau khi vỡ ối. Đồng thời phải đảm bảo dụng cụ đỡ đẻ phải được tiệt trùng, tay người đỡ đẻ phải được rửa sạch và đeo găng tay vô trùng.
  • Đảm bảo vệ sinh ở nơi chăm sóc trẻ: Thường xuyên vệ sinh môi trường sống của trẻ, tiệt trùng các vật dụng cá nhân của bé, trước khi tiếp xúc với trẻ cần rửa tay sạch sẽ…
Dấu hiệu bé bị nhiễm trùng máu và cách điều trị giúp con mau khỏi bệnh

Mẹ cần đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ

Kết luận

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh có cách chăm sóc bé tốt nhất để phòng ngừa hoặc điều trị bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em. Chúc bé yêu của gia đình bạn luôn khỏe mạnh, bình an nhé!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!