Hướng xử lý khi bé uống thuốc hạ sốt không đỡ

Hướng xử lý khi bé uống thuốc hạ sốt không đỡ

Bé uống thuốc hạ sốt không đỡ thì nên xử lý như thế nào để con mau chóng hết bệnh? Khi nào cần đưa bé vào bệnh viện để được bác sĩ và nhân viên y tế chăm sóc?

Khi nào cần cho bé uống thuốc hạ sốt?

Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể, nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Một loại virus xâm nhập
  • Nhiễm vi khuẩn
  • Khi mới tiêm chủng vắc xin
  • Các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh và nhiễm trùng tai
  • Một tình trạng y tế khác

Xác định trẻ sơ sinh bị sốt nếu nhiệt độ của bé là:

  • 38° C hoặc cao hơn khi đo nhiệt độ ở trực tràng
  • 37,4° C hoặc cao hơn khi được thực hiện bằng các phương pháp khác

be-uong-thuoc-ha-sot-khong-do

ThS.BS CK2 Nguyễn Trần Nam – trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh thì khi nhiệt độ cơ thể lên tới 38,5 độ C sẽ được khuyến cáo uống thuốc hạ sốt.

Tại Việt Nam, thuốc hạ sốt là loại không cần kê đơn. Do đó, phụ huynh và người nhà rất dễ mua và sử dụng. Tuy nhiên, bé uống thuốc hạ sốt cần phải chú ý đúng liều lượng để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Cho bé uống thuốc hạ sốt không đỡ thì nên xử lý như thế nào?

Khi con bị sốt, đầu tiên là phải đo nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ sử dụng có thể là loại nhiệt kế thuỷ ngân hoặc nhiệt kế hồng ngoại. Khi đo cần lau khô nách và đo 3-5 phút nếu đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân. Còn đo nhiệt độ hồng ngoại qua tai hoặc trán thì có kết quả nhiệt độ ngay.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho hay những cách xử lý khi bé uống thuốc hạ sốt không đỡ như sau:

  • Uống nhiều nước, gồm nước lọc, nước trái cây, nước oresol hỗ trợ rất tốt cho việc hạ sốt. Hãy cho trẻ uống liên tục, uống từng tí một sẽ giúp thẩm thấu oresol được tốt hơn. Đừng đợi đến khi trẻ bắt đầu sốt trở lại mới uống nước mà hãy luôn nhắc nhở trẻ uống từng tí một.
  • Mặc ít đồ, phòng thoáng đãng. Tuyệt đối không đắp chăn, ủ ấm cho trẻ vì khi sốt cao sẽ gây hiện tượng co mạch ngoại vi nên có cảm giác lạnh nhưng thực tế nhiệt độ trong người nóng rừng rực, lên đến 40 – 41 độ C, lúc này càng đắp chăn càng lạnh.

be-uong-thuoc-ha-sot-khong-do

Khi nào thì đưa con đi bệnh viện?

Nếu bé uống thuốc hạ sốt không đỡ dù đã uống nước nhiều, kèm với các triệu chứng sau thì nên cho con đi trung tâm y tế ngay để được thăm khám và chẩn đoán đúng nguyên nhân.

  • Sốt từ 40°C trở lên (hoặc sốt từ 38°C trở lên nếu bé dưới 3 tháng tuổi)
  • Tình trạng sốt kéo dài hơn 72 giờ (hoặc hơn 24 giờ nếu bé dưới 2 tuổi)
  • Kèm với những triệu chứng như cổ cứng, đau họng nhiều, đau tai, nổi ban hoặc đau đầu
  • Co giật
  • Bé rất mệt, li bì, không thích chơi đùa.

Trong trường hợp bé uống thuốc hạ sốt, uống nước nhiều, trẻ tái sốt nhưng thời gian tái sốt dần kéo giãn thì cha mẹ có thể yên tâm theo dõi tiếp.

Những điều phụ huynh không nên làm khi bé uống thuốc hạ sốt không đỡ

  • Tuy chườm ấm được các bà mẹ tin tưởng sẽ giúp hạ sốt cho trẻ, nhưng thực tế các biện pháp vật lý hầu như không có tác dụng giảm sốt. Thực tế việc này chỉ giúp tâm lý các mẹ bớt lo lắng.
  • Các biện pháp khác như tắm ấm, lau cồn y tế, chườm lạnh đều không được khuyến khích.
  • Tuyệt đối không dùng thêm thuốc hạ sốt, hay kết hợp vô tội vạ (như vừa uống thuốc vừa nhét hậu môn) vì có thể dẫn đến tình trạng
  • Tránh dùng thuốc cảm và thuốc cảm lạnh ở trẻ nhỏ hơn 4 tuổi
  • Không dùng bồn tắm nước lạnh sẽ có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ tăng hơn nữa
  • Dù con có lạnh run thì cũng không ủ con bằng chăn hay quần áo dày.
  • Không áp dụng các bí quyết hạ sốt mang tính dị đoan và không có căn cứ khoa học

Hướng xử lý khi bé uống thuốc hạ sốt không đỡ

Nếu lo lắng và không biết xử trí đúng cách, ba mẹ luôn có thể chủ động đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám. Như vậy sẽ yên tâm và an toàn trên hết!

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!