Không bố mẹ nào lại muốn làm cho bé không thích học tiếng anh. Nhưng đôi khi bố mẹ vô tình dạy bé bằng những cách khiến bé mất đi hứng thú và động lực học. Khi đó, chặng đường nhiều năm học ngoại ngữ sẽ gian nan hơn rất nhiều.
Bắt bé gọi đồ ăn ở nhà hàng
Khi còn nhỏ, bé thường xấu hổ khi phải nói chuyện với những người lớn xa lạ. Đó là một phần của bản năng sinh tồn. Bố mẹ thường tự hào khi con nói tiếng anh với người khác, nhưng cũng cần xem xét nó từ quan điểm của con mình.
Nếu con bạn ngại gọi đồ ăn bằng miệng mẹ đẻ, có thể bé sẽ không dám làm điều đó bằng tiếng anh. Vì vậy hãy nhờ con, nhưng đừng ép buộc. Nếu không, bé sẽ cảm thấy việc học ngôn ngữ như một trách nhiệm.
Luôn sửa lỗi sai của bé
Giáo viên ngôn ngữ có kinh nghiệm sẽ nói với bạn rằng đối với người học ngôn ngữ, việc truyền đạt ý nghĩa quan trọng hơn ngữ pháp hoặc phát âm hoàn hảo. Đó là lý do tại sao các giáo viên tiểu học không nên tô đậm những lỗi sai của trẻ bằng bút đỏ.
Điều quan trọng là học sinh biết đưa ra các ý tưởng, và phát triển niềm yêu thích viết lách, thay vì giới hạn bản thân chỉ nói hoặc viết những câu hoàn hảo. Những sai lầm khi học một ngôn ngữ sẽ được khuyến khích – bởi vì nó chứng tỏ con bạn đang thử một thứ gì đó mà bé chưa thành thạo.
Điều đó không có nghĩa là bố mẹ không nên sửa lỗi sai cho bé. Nhưng chỉ cần lặp lại từ bé nói sai một cách chính xác. Nhiều lần như vậy bé sẽ tự sửa được lỗi sai của mình.
Bé không thích học tiếng Anh vì bị bắt học ngữ pháp
Bạn có bao giờ thấy có người dạy bé tập nói về ngữ pháp tiếng anh? Cũng như việc không dạy một đứa trẻ đi xe đạp bằng cách bắt đầu với các bài giảng về vật lý và gia tốc. Bạn sẽ đặt bé ngồi lên một chiếc xe đạp.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng học ngữ pháp không hữu ích cho trẻ nhỏ. Và thậm chí có thể làm giảm khả năng biểu cảm của trẻ. Mặt khác, người lớn thường học ngữ pháp tiếng Anh để giúp họ phân tích và hiểu sự khác biệt với ngôn ngữ mẹ đẻ. Bố mẹ cần nhận ra mỗi độ tuổi cần phương pháp học tập khác nhau.
Sử dụng các chương trình, ứng dụng và sách giáo khoa được thiết kế cho người lớn
Có rất nhiều chương trình, ứng dụng và sách giáo khoa ngoài kia để giúp bạn học ngoại ngữ. Hầu hết chúng được thiết kế cho người lớn – và điều đó khiến chúng không phù hợp với trẻ em.
Thực tế là, trẻ em và người lớn học ngôn ngữ khác nhau. Bé bắt đầu với việc nghe và nói – giống như trẻ sơ sinh vậy. Bé nói về những điều có liên quan trong cuộc sống – gia đình, vật nuôi, đồ chơi, thực phẩm – chứ không phải làm thế nào để gọi món trong nhà hàng.
Mặt khác, người lớn thường có một động lực học tập bên ngoài. Có thể là chuẩn bị cho một chuyến đi hoặc sử dụng ngôn ngữ tại nơi làm việc. Do đó họ có động lực nói những vấn đề rất khác.
Học mà không có người để giao tiếp
Ngay từ khi chúng ta còn bé, con người có động lực để giao tiếp. Đầu tiên là qua tiếng khóc, sau đó là cử chỉ, sau đó là lời nói. Giao tiếp và con người thực chất có mối liên hệ với nhau. Và khi bạn đưa con người ra khỏi phương trình học ngôn ngữ, bạn sẽ lấy đi động lực sinh học theo bản năng để trẻ học ngôn ngữ.
Muốn nói với ai đó điều gì đó sẽ thúc đẩy việc học ngôn ngữ. Khi trẻ có động lực, trẻ sẽ học tốt hơn rất nhiều.
Bắt bé phải thể hiện trước mặt người thân
Một trong những lý do bạn có thể muốn con bạn học ngoại ngữ là có thể nói chuyện với các thành viên trong gia đình. Đó cũng là một cách tuyệt vời cho trẻ em thực hành. Nhưng có một ranh giới giữa khuyến khích và buộc trẻ nói.
Khi nói chuyện với người thân, một số trẻ cảm thấy chúng bị đánh giá. Đặc biệt là nếu ngữ pháp của trẻ không tốt. Khuyến khích con bạn, nhưng đừng ép buộc chúng.
Có rất nhiều cách khiến bé không thích học tiếng anh. Nhưng với sự thấu hiểu và tinh tế, bố mẹ có thể tránh được những sai lầm và dễ dàng tận hưởng tất cả những lợi ích của việc học ngoại ngữ.
Xem thêm
Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!