Cẩm nang phát triển toàn diện cho bé 5 tuổi 5 tháng

Cẩm nang phát triển toàn diện cho bé 5 tuổi 5 tháng

Khi con bạn được 5 tuổi 5 tháng, bé sẽ hoàn thành hầu hết các mũi tiêm chủng. Tuy nhiên, bé vẫn cần tiêm phòng cúm hàng năm. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về các mũi tiêm này.

Thật bất ngờ với những gì bé 5 tuổi 5 tháng của bạn tiếp tục đạt được? Dưới đây là những cột mốc cụ thể mà bé 5 tuổi 5 tháng nên đạt được ở giai đoạn này. Nếu bạn thấy rằng con phát triển hơi muộn một chút thì cũng không nên lo lắng, vì mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển riêng.

Bé 5 tuổi 5 tháng và các mốc quan trọng: Con bạn có đang phát triển đúng hướng không?

Phát triển thể chất

Khi được 5 tuổi 5 tháng, con bạn lớn hơn và kỹ năng vận động thô đã tinh tế hơn rất nhiều so với vài tháng trước. Tay mắt phối hợp nhuần nhuyễn và kỹ năng giữ thăng bằng được cải thiện vượt bậc.

be-5-tuoi-5-thang

Những dấu hiệu khác của sự phát triển thể chất mà trẻ em ở độ tuổi này sẽ thể hiện?

  • Tự tin ăn bằng thìa dĩa
  • Cầm bút thành thạo.
  • Bắt một quả bóng ném từ một khoảng cách ngắn mà không làm rơi nó.
  • Phối hợp chân và tay tốt hơn.
  • Nhảy 2 chân.

Lời khuyên:

  • Khuyến khích con viết, tô màu và vẽ nhiều hơn để mài giũa kỹ năng vận động tinh.
  •  Tăng cường hoạt động thể chất và cho phép con bạn chơi ngoài trời.
  • Nếu con thể hiện năng khiếu ở môn thể thao nào đó, đăng ký cho con tham gia sẽ giúp con phát triển hơn nữa.

Khi nào cần nói chuyện với bác sĩ

  • Nếu con vẫn vấp ngã khi chạy
  • Không thể giữ thăng bằng trên một chân
  • Con không thể cầm thìa hoặc bút
  • Nếu trẻ dường như không thể nghe hoặc nhìn rõ ràng
  • Nếu trẻ mất đi những kỹ năng bé từng có.
bé 5 tuổi 5 tháng
Bé 5 tuổi 5 tháng

Phát triển nhận thức

Bé có thể đang đi nhà trẻ, và đang tự trang bị cho mình những kỹ năng nhận thức cần thiết ở trường học.

Sự phát triển nhận thức ở bé 5 tuổi 5 tháng tuổi thể hiện ở khả năng suy luận và suy nghĩ của bé. Ở giai đoạn phát triển này, con bạn sẽ trở nên tò mò loay hoay tự tìm câu trả lời. Điều này có thể có nghĩa là bé sẽ đặt rất nhiều câu hỏi, với mỗi câu trả lời sẽ dẫn đến nhiều câu hỏi hơn nữa!

Kiểm tra sự phát triển nhận thức ở con bạn:

  • Hay đưa ra nhiều lý lẽ của riêng bé
  • Biết làm theo chỉ dẫn đơn giản.
  • Hiểu biết về đúng và sai.
  • Đếm đến ít nhất 20
  • Biết bảng chữ cái.
  • Có thể biết cách đánh vần tên của mình.
  • Có thể xác định chính xác màu sắc và các hình dạng.
  • Nhớ những sự kiện từ quá khứ.

Lời khuyên:

Khi con bạn tranh luận với bạn, hãy lôi kéo bé hơn nữa bằng cách yêu cầu bé giải thích lập trường của mình

Mua đồ chơi STEAM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật, Toán học) như các hình khối và câu đố để trau dồi thêm các kỹ năng nhận thức của con.

Cho con đi thăm bảo tàng, sở thú và những nơi thú vị khác để khuyến khích học tập bên ngoài lớp học.

Khi nào cần nói chuyện với bác sĩ

Nếu con của bạn:

  • Ít hoặc không quan tâm đến môi trường xung quanh
  • Không thể đếm tới 20 hoặc không biết bảng chữ cái
  • Phát triển tình cảm và xã hội
  • Bé rất thích trò chuyện và thân thiện, con muốn làm hài lòng tất cả mọi người, đặc biệt là bạn.

Hãy theo dõi những phát triển này:

  • Con sẽ thể hiện sự đồng cảm với người khác. Bé sẽ biết khi nào mình làm tổn thương ai đó và khi nào nên sửa đổi.
  • Mặc dù bây giờ đã độc lập hơn nhiều, con bạn vẫn cần tình yêu của bạn và sẽ chạy đến với bạn thường xuyên vì những điều này.
  • Con bạn có thể “hách dịch” hơn khi chơi với bạn bè.
  • Con bạn có thể thích chơi với những đứa trẻ cùng giới tính với mình.
  • Thích chơi cùng bạn bè, nhưng đôi khi cũng thích thời gian một mình.
  • Rất thân thiện, ngay cả với người lạ.
  • Có thể nói dối.
  • Có khiếu hài hước.

Lời khuyên

  • Nếu phát hiện con nói dối, đừng làm bé xấu hổ. Nói chuyện với con về lý do tại sao con nói dối.
  • Dạy con cảnh giác với người lạ.
  • Dành cho con nhiều tình yêu và sự âu yếm để phát triển cảm xúc tốt.
  • Tổ chức cho con đi chơi cùng bạn bè của mình.

Khi nào cần nói chuyện với bác sĩ

  • Nếu con của bạn
  • Nhút nhát, ngại ngùng hoặc không muốn tương tác với người khác
  • Không thể hiện cảm xúc
  • Có hành vi thất thường hoặc có xu hướng bạo lực
bé 5 tuổi 5 tháng
Bé 5 tuổi 5 tháng

Phát triển ngôn ngữ cho bé 5 tuổi 5 tháng

Bé 5 tuổi và 5 tháng giờ có thể nói những câu đơn giản, rõ ràng. Dưới đây là một vài cột mốc phổ biến.

  • Người lạ cũng dễ dàng hiểu con đang nói gì.
  • Biết làm theo hướng dẫn và cũng sẽ đưa ra hướng dẫn cho người khác, như anh chị em hoặc bạn bè.
  • Sẵn sàng tiếp thu một ngôn ngữ khác.
  • Có thể nhận ra các từ trong một cuốn sách yêu thích.
  • Hát nhiều bài hát và thậm chí có thể đọc thuộc lòng một bài thơ.

Lời khuyên

  • Tránh nói chuyện “kiểu trẻ con” với con và nói chuyện với con một cách rõ ràng và đơn giản.
  • Yêu cầu con kể cho bạn nghe về ngày của bé trước khi đi ngủ.
  • Đặt câu choc on trả lời để khuyến khích phát triển lời nói của mình hơn nữa.
  • Tiếp tục mua cho con những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi. Sẽ không sao nếu con chưa biết đọc. Điều quan trọng là nuôi dưỡng tình yêu đọc sách cho con ngay từ nhỏ.
  • Dạy con những bài hát mới hoặc những bài thơ vui nhộn.

Khi nào cần nói chuyện với bác sĩ

Nếu con của bạn

  • Nói lắp nhiều
  • Không nói được thành câu
  • Không thể nói rõ ràng
  • Từ chối giao tiếp
  • Mất đi những kỹ năng bé từng có.

Sức khỏe và dinh dưỡng

Bé đang phát triển nên rất cần một chế độ ăn uống cân bằng, tốt cho sức khỏe.

Ở tuổi này, con bạn cần khoảng 1200 calo mỗi ngày. Đảm bảo bé uống đủ nước hàng ngày. Chế độ ăn uống của con bạn nên bao gồm protein, carbohydrate, và chất béo và dầu lành mạnh. Các loại ngũ cốc, sữa, trái cây và rau quả chiếm một phần chính trong chế độ ăn uống.

Tổng quát nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé:

Lượng chất dinh dưỡng / khoáng chất Khẩu phần ăn Nguồn thực phẩm (giá trị dinh dưỡng / khoáng chất)
Canxi 1,000mg 2 cốc sữa (150mg) HOẶC 2 cốc sữa chua (207mg)

HOẶC 2 lát phô mai (112mg)

Sắt 10mg Ngũ cốc (12mg) HOẶC 1 lát bánh mì nguyên hạt (0,9mg) HOẶC một ít nho khô (0,7mg)
Axit béo thiết yếu (EFA) 10g Omega-6, 0.9g Omega-3 Cá hồi cỡ lòng bàn tay (0,425g)

HOẶC 1 quả trứng (0,1g)

HOẶC một nắm hạt óc chó (2,3g)

Magiê 130mg Bát nhỏ ngũ cốc cám (93mg)

HOẶC 1 muỗng bơ đậu phộng (25mg)

HOẶC nửa quả chuối (16mg)

Vitamin A 0.4mg 3-5 miếng khoai lang (3,8mg)

HOẶC một phần tư ớt chuông

Vitamin C 25mg 2 cốc nước cam tươi (50mg)

HOẶC 6 bông cải xanh (30mg)

HOẶC 1 quả cà chua (5mg)

Vitamin E 7mg 28g đậu phộng (2mg)

HOẶC 40g xoài xanh (0,9mg)

Kali 3,800mg Nửa củ khoai tây nướng (463mg)

HOẶC 5 miếng dưa đỏ (208mg)

HOẶC một nắm rau bina (210mg)

Kẽm 5mg Thịt bò nấu chín cỡ lòng bàn tay trẻ em (3mg)

HOẶC thịt gà cỡ lòng bàn tay trẻ em (0,6mg)

HOẶC 2 lát phô mai (0,4mg)

Lời khuyên:

  • Loại bỏ uống có ga và đồ ăn vặt ra khỏi chế độ ăn của trẻ.
  • Dạy trẻ ăn thức ăn giống như những người khác trong gia đình.
  • Dạy con phong thái ăn uống tốt.

Tiêm phòng và các bệnh thông thường

Khi con bạn được 5 tuổi 5 tháng, bé sẽ hoàn thành hầu hết các mũi tiêm chủng. Tuy nhiên, bé vẫn cần tiêm phòng cúm hàng năm. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin về các mũi tiêm này.

Con bạn thỉnh thoảng sẽ bị cảm lạnh và cúm thông thường. Đây là điều rất bình thường nên bạn đừng lo lắng. Việc tiếp xúc với virus sẽ giúp bé xây dựng một hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh hơn.

Theo theAsianparent Singapore.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!