Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Bầu 6 tháng và những lưu ý mẹ bầu không nên bỏ qua

Chuyển động của thai nhi trong khi bầu 6 tháng là điều thường thấy ở các mẹ mang thai. Có thể, ban ngày các mẹ sẽ không thấy em bé đạp nhiều do trong quá trình vận động, mẹ sẽ không nhận ra sự chuyển động của con. Thế nhưng, khi mẹ nghỉ ngơi hoặc về đêm lúc ngủ, mẹ sẽ cảm nhận rõ được cảm giác đứa trẻ “ngọ nguậy” trong bụng mình.

Bầu 6 tháng mẹ sẽ đối mặt với những cơn đau lưng bởi trong giai đoạn này, có thể mẹ và bé đã ổn định được cân nặng nên tác động lên lưng gây ra những cơn đau buốt là điều bình thường.

  • Sự phát triển của thai nhi 6 tháng tuổi
  • Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 6 tháng cần những gì
  • Một số vấn đề thường gặp khi mang bầu 6 tháng
  • Thăm khám định kỳ
  • Luyện tập khi mang thai tháng thứ 6
  • Những hoạt động cần tránh

Sự phát triển của thai nhi 6 tháng tuổi

Thai nhi 6 tháng phát triển thế nào? Bé lúc này dài khoảng 34cm. Trọng lượng của bé khoảng 680g. Thai nhi không còn gầy nữa mà đã bắt đầu tích mỡ. Vì thế, làn da nhăn nheo dần căng ra và bé dần giống trẻ sơ sinh hơn. Bé cũng mọc tóc nhiều hơn, nếu nhìn thấy được, mẹ có thể xác định được màu sắc và dạng tóc.

Điểm nổi bật trong sự phát triển của thai nhi 6 tháng tuổi ở tuần 24 và 25 đó là tế bào thần kinh (các tế bào thực hiện các xung thần kinh) sẽ di chuyển đến từng cấp độ khác nhau của bộ não. Giúp bé tạo ra các liên kết sau khi sinh.

Ở tuần 25, mẹ có thể thường xuyên trò chuyện cùng thai nhi, những câu chuyện thai giáo lúc nào là cần thiết bởi trẻ đã có thể cử động đáp lại những âm thanh quen thuộc, nhất là giọng nói ấm áp của mẹ. Bước qua tuần 26, phổi của thai nhi sản xuất surfactant – là một chất giữ cho các phế nang có thể giãn ra khi hít vào và không bị xẹp hay dính khi thở ra.

bau-6-thang
Sự phát triển của thai nhi 6 tháng tuổi (Nguồn ảnh: istockphoto)

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 6 tháng cần những gì

Trong giai đoạn này, thai phụ cũng cần tiếp tục bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, vitamin và khoáng chất để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, tháng thứ 6 của thai kỳ cũng là thời điểm hệ xương của bé phát triển mạnh mẽ, nên mẹ bầu cũng cần tăng cường hấp thu thực phẩm giàu canxi như: Tôm, cua, sữa bầu…

Bên cạnh đó, đây cũng là lúc thai phụ dễ gặp tình trạng như khô mắt, thị lực kém. Nên những thực phẩm giàu vitamin A như: Cà rốt, dầu cá… rất tốt cho thời điểm này.

Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ, dầu động thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… Mẹ cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng… là những thực phẩm tốt cho bà bầu tháng thứ 6.

Một số vấn đề thường gặp khi mang bầu 6 tháng

Khi bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ, thai nhỉ chỉ còn lại 3 tháng để phát triển bên trong bụng mẹ là đã sẵn sàng để chào đời. Lúc này bụng mẹ bầu sẽ tương đối to và mẹ đã tăng từ 4 đến 6kg tùy thuộc vào cơ địa từng mẹ mà trọng lượng có thể hơn.

Một số mẹ lo lắng vì bụng mình không được to bằng người khác, nhưng trên thực tế, kích thước bụng của mẹ sẽ không hề ảnh hưởng và quyết định đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Thế nên mẹ đừng quá lo lắng khi bụng mình không được to khi mang thai được 6 tháng nhé!

bau-6-thang
Một số vấn đề thường gặp khi mang bầu 6 tháng (Nguồn ảnh: istockphoto)

Đau lưng

Đau lưng là vấn đề thường gặp khi các mẹ bầu mang thai thang thứ 6. Trong giai đoạn này, có thể mẹ và bé đã ổn định được cân nặng nên tác động lên lưng gây ra những cơn đau buốt là điều bình thường.

Thai nhi chuyển động nhiều

Chuyển động của thai nhi trong khi mang thai tháng thứ 6 là điều thường thấy ở các mẹ mang thai. Có thể, ban ngày các mẹ sẽ không thấy em bé đạp nhiều do trong quá trình vận động, mẹ sẽ không nhận ra sự chuyển động của con.

Thế nhưng, khi mẹ nghỉ ngơi hoặc về đêm lúc ngủ, mẹ sẽ cảm nhận rõ được cảm giác đứa trẻ “ngọ nguậy” trong bụng mình.

Thăm khám định kỳ

Đây cũng là thời điểm mẹ bầu nên đi xét nghiệm đường huyết để biết được lượng đường trong máu mình là bao nhiêu, có vượt quá tiêu chuẩn không, có bị tiểu đường… để có cách điều trị thích hợp. Bởi tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm, gây khó khăn cho quá trình vượt cạn. Thậm chí dẫn đến bị hạ đường huyết ngay sau khi sinh.

Luyện tập khi mang thai tháng thứ 6

Thể thao là việc bạn nên duy trì đều đặn trong suốt thai kỳ để có một cơ thể khỏe mạnh. Khi mang thai tháng thứ 6, các bài tập kegel là một lựa chọn thông minh dành cho các mẹ. Bài tập này sẽ giúp bạn chuyện sinh nở của bạn trở nên dễ dàng hơn. Không cần nhiều, chỉ từ 2- 3 phút mỗi ngày và vùng cơ chậu của bạn đã sẵn sàng cho hành trình vượt cạn sắp tới rồi.

bau-6-thang
Luyện tập khi mang thai tháng thứ 6 (Nguồn ảnh: istockphoto)

Những hoạt động cần tránh

Thời điểm tháng thứ 6 của thai kỳ, bụng bầu của thai phụ cũng khá to. Những lưu ý khi mang thai tháng 6 là mẹ nên cần tránh những hoạt động mạnh, vất vả. Đồng thời không cúi xuống nhặt đồ hay vươn tay lấy đồ trên cao hoặc di chuyển quá nhanh vì có thể làm động thai.

Ngoài ra, mẹ bầu không nên ngồi xe đi xa trong thời gian dài. Bởi sự lắc của xe sẽ khiến thai phụ bị đau bụng. Bên cạnh đó, luôn giữ ấm cơ thể, tránh để bị lạnh vì nó có thể gây các cơn co thắt tử cung, dẫn đến sinh non.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!