theAsianparent Vietnam Logo
theAsianparent Vietnam Logo
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
    • Dự Án Sidekicks
    • Chuẩn bị mang thai
    • Thời kỳ mang thai
    • 3 tháng đầu
    • 3 tháng giữa
    • 3 tháng cuối
    • Chuyển dạ và đi sinh
    • Sảy thai, lưu thai
  • Sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
    • Khỏe đẹp sau sinh
    • Tình cảm tâm lý sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Em bé 0 - 1 tuổi
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
    • Dậy thì & thành niên
  • Nuôi dạy con
    • An toàn
    • Kiến thức chung nuôi con
    • Lời khuyên cho cha mẹ
    • Tin tức chung
  • Giáo dục
    • Trẻ đặc biệt
    • Mầm non 3-5 tuổi
    • Trẻ đi học 5 tuổi trở lên
    • Trung học
  • Sức khỏe
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở trẻ
    • Bệnh, dị ứng và tai nạn ở người lớn
    • Tiêm phòng & Vac-xin
    • Dịch bệnh và các bệnh đặc biệt khác
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Chuyện phái đẹp
    • Chuyện phái mạnh
    • Hôn nhân
    • Hôn nhân & Tình Dục
    • Thể dục thể thao
    • Du lịch & Giải trí
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
    • Lên thực đơn bữa ăn
    • Bữa ăn
    • Ăn dặm

Mang bầu 36 tuần có nên đi xa bằng máy bay, xe hơi hay xe lửa không?

Mất 5 phút để đọc
Chia sẻ:
•••
Mang bầu 36 tuần có nên đi xa bằng máy bay, xe hơi hay xe lửa không?

Bầu 36 tuần có nên đi xa bằng máy bay, xe hơi hay xe lửa không? Khi đi bằng những phương tiện này thì cần lưu ý những gì? Có cần chuẩn bị gì trước đó không?

Bà bầu 36 tuần có nên đi xa bằng máy bay hay không?

Đối với câu hỏi này, thì câu trả lời hoàn toàn phụ thuộc vào hãng máy bay, chứ không phải thai phụ. Hầu hết các hãng hàng không từ chối vận chuyển thai phụ đi máy bay trên 28-36 tuần.

Vì thế, hãy đảm bảo kiểm tra kỹ càng với hãng hàng không trước khi đặt vé để tránh tình trạng không được phép lên máy bay.

bau-36-tuan-co-nen-di-xa

Trong trường hợp được phép và phải đi máy bay, thì hãy ưu tiên chọn ghế ngồi sát lối đi để mẹ bầu 36 tuần có thể đứng dậy và duỗi chân. Và nên làm điều này trong mỗi 2 giờ.

Bầu 36 tuần có nên đi xa bằng xe hơi?

Có thể thai phụ cần di chuyển về quê hay một địa điểm du lịch gần nhà, và xe hơi là phương tiện được lựa chọn.

Bầu 36 tuần có nên đi xa bằng xe hơi? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên đi một quãng đường quá xa vì sẽ khiến mẹ bầu dễ mệt; hoặc khó có các hỗ trợ y tế nếu có gì bất trắc xảy ra.

Trong quá trình di chuyển, mẹ bầu và gia đình nên lưu ý những điểm sau:

  • Luôn thắt dây an toàn mỗi khi trên xe. Đặt dây ở phía dưới xương hông, dưới phần bụng. Phần dây đai ở vai nên đưa ra phía bên bụng và chéo qua giữa ngực.
  • Cứ cách khoảng 2 tiếng nên tìm điểm dừng chân để mẹ bầu có thể đi vệ sinh hay di chuyển và duỗi chân, nhằm tránh việc hình thành cục máu đông.
  • Mang theo gối để đỡ phần lưng.

bau-36-tuan-co-nen-di-xa

Di chuyển bằng xe lửa thì có nên không?

Bà bầu 36 tuần có thể di chuyển bằng xe lửa. Tuy nhiên, tháng cuối thai kỳ luôn nhạy cảm và mẹ không biết được chuyện gì sẽ xảy ra. Hơn thế nữa, chỗ ngồi và cơ sở vật chất trên xe lửa cũng không thể thoải mái. Đặc biệt nếu mẹ chỉ đủ chi phí để ngồi ghế cứng cho quãng đường dài thì đây là điều không nên.

Nhưng nếu không có sự lựa chọn nào khác, thì hãy đảm bảo hỏi ý kiến bác sĩ để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé.

Khi nào bầu 36 tuần nên được đưa đến bệnh viện trong quá trình di chuyển?

Thai phụ cần được đưa đến bệnh viện hoặc gọi dịch vụ y tế khẩn cấp ngay lập tức nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Chảy máu âm đạo
  • Đau vùng chậu, đau bụng hoặc xuất hiện các cơn co thắt
  • Vỡ ối (túi nước ối bị vỡ)
  • Các dấu hiệu và triệu chứng của tiền sản giật (đau đầu liên tục không thuyên giảm, xuất hiện các đốm mờ trong tầm nhìn và một số thay đổi về thị lực, sưng phù ở mặt hoặc tay)
  • Nôn ói hoặc tiêu chảy nặng
  • Dấu hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu.

Những vật dụng thai phụ nên chuẩn bị nếu phải di chuyển xa

Tốt nhất khi ở những tuần cuối của thai kỳ thì mẹ bầu không nên di chuyển nhiều hay đi xa. Nhưng đôi khi, vì tình huống bắt buộc, thai phụ cần phải di chuyển, thì lúc này đừng quên những lưu ý sau:

  • Thăm khám bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ. Đồng thời thông báo về chuyến đi sắp tới để nhờ bác sĩ đưa lời khuyên về những vật dụng cần mang theo.
  • Ghi số điện thoại liên hệ khẩn cấp nếu phải đi một mình. Nhưng tốt nhất hãy luôn có ông xã hay ít nhất mẹ hay người thân đi cùng mẹ nhé.
  • Số điện thoại liên hệ của bác sĩ thai sản đang theo dõi thai kỳ của mẹ.
  • Mặc quần áo thoải mái, rộng rãi.
  • Ăn uống kỹ lưỡng để tránh ngộ độc thức ăn.
  • Uống đầy đủ và nhiều nước.
  • Mang theo đầy đủ các loại thuốc bổ mẹ phải uống hàng ngày.
  • Hồ sơ trong thai kỳ để các bác sĩ khác dễ dàng nắm thông tin.

Mang bầu 36 tuần có nên đi xa bằng máy bay, xe hơi hay xe lửa không?

Khoảnh khắc được gặp con yêu có thể đến bất cứ lúc nào từ thời điểm thai tuần 36. Do đó, lýc nào mẹ bầu cũng nên phải cẩn thận và chuẩn bị đầy đủ đồ đạc đi sinh nhé.

Xem thêm:

  • Thai 36 tuần gò nhiều có sao không? Có phải dấu hiệu chuyển dạ?
  • Không tăng cân khi thai 36 tuần – Mẹ có nên quá lo lắng?
  • Thai 36 tuần chưa quay đầu - Mẹ có thể sinh thường được không?

Vào ngay Fanpage của theAsianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Bài viết của

mInH.tHu

  • Home
  • /
  • Trở thành cha mẹ
  • /
  • Mang bầu 36 tuần có nên đi xa bằng máy bay, xe hơi hay xe lửa không?
Chia sẻ:
•••
  • Bà bầu 36 tuần bị đau bụng dưới có nguy hiểm không? Có phải mẹ sắp sinh?

    Bà bầu 36 tuần bị đau bụng dưới có nguy hiểm không? Có phải mẹ sắp sinh?

  • Thai 36 tuần không tăng cân – Mẹ có nên quá lo lắng?

    Thai 36 tuần không tăng cân – Mẹ có nên quá lo lắng?

app info
get app banner
  • Bà bầu 36 tuần bị đau bụng dưới có nguy hiểm không? Có phải mẹ sắp sinh?

    Bà bầu 36 tuần bị đau bụng dưới có nguy hiểm không? Có phải mẹ sắp sinh?

  • Thai 36 tuần không tăng cân – Mẹ có nên quá lo lắng?

    Thai 36 tuần không tăng cân – Mẹ có nên quá lo lắng?

  • Trở thành cha mẹ
    • Chuẩn bị mang thai
    • Đặt tên cho con
    • Thời kỳ mang thai
    • Chuyển dạ và đi sinh
  • Giai đoạn phát triển
    • Trẻ sơ sinh (0-12 tháng)
    • Trẻ tập đi (1-3 tuổi)
    • Trẻ mầm non (3-6 tuổi)
    • Trẻ đi học
  • Phong cách sống
    • Làm đẹp
    • Người nổi tiếng
    • Du lịch & nghỉ lễ
    • Hôn nhân
  • Sức khỏe
    • Dị ứng
    • Tai nạn & khẩn cấp
    • Tiêm phòng
  • Dinh dưỡng
    • Nuôi con bằng sữa mẹ
    • Ăn dặm
    • Thực đơn hàng ngày
    • Kiến thức dinh dưỡng
  • Tìm hiểu thêm
    • TAP cộng đồng
    • Liên hệ quảng cáo
    • Liên hệ
    • Trở thành cộng tác viên


  • Singapore
  • Thailand
  • Indonesia
  • Philippines
  • Malaysia
  • Sri Lanka
  • India
  • Vietnam
  • Australia
  • Japan
  • Nigeria
  • Kenya
© Copyright theAsianparent 2021. All rights reserved
Về chúng tôi|Đội ngũ chúng tôi|Điều khoản bảo mật|Điều khoản sử dụng
Bài viết
  • cộng đồng
  • COVID-19
  • Trở thành cha mẹ
  • Sau sinh
  • Giai đoạn phát triển
  • Nuôi dạy con
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Phong cách sống
  • Ăn Uống & Dinh Dưỡng
Công cụ
  • ?Cộng đồng
  • Theo dõi thai kỳ
  • Theo dõi bé yêu
  • Công thức
  • Thức ăn
  • Bình chọn
  • VIP Parents
  • Cuộc thi
  • Photobooth

Tải app của chúng tôi

Appstore
  • Liên hệ quảng cáo
  • Về chúng tôi
  • Đội ngũ chúng tôi
  • Liên hệ
  • Điều khoản sử dụng
  • Trở thành cộng tác viên
  • Công cụ
  • Bài viết
  • ?Hỏi & Đáp
  • Bình chọn
Xem trong app