Bầu 3 tháng đầu ăn khoai sọ liệu có ảnh hưởng đến thai nhi

Bầu 3 tháng đầu ăn khoai sọ liệu có ảnh hưởng đến thai nhi

Nhiều bà bầu ăn khoai sọ lo lắng cơ thể sẽ bị tăng cân mất kiểm soát do khoai sọ chứa nhiều tinh bột. Tuy nhiên, tin vui là khả năng tiêu hoá tinh bột của khoai sọ rất tốt, không gây tăng cân nếu mẹ ăn với liều lượng vừa phải.

Bầu 3 tháng đầu ăn khoai sọ được không? Khoai sọ giúp bà bầu bổ sung cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như tinh bột, đường, chất xơ và các axit amin. Ăn khoai sọ sẽ ổn định đường huyết, giảm táo bón, tăng đề kháng cho mẹ bầu.

  • Thành phần dinh dưỡng của khoai sọ đối với bà bầu 3 tháng đầu
  • Bà bầu 3 tháng đầu ăn khoai sọ được không?
  • Bầu 3 tháng đầu ăn khoai sọ có sợ béo không?
  • Cách chế biến khoai sọ an toàn trước khi ăn cho bầu 3 tháng đầu
  • Nên ăn khoai sọ với liều lượng như nào là an toàn cho bầu 3 tháng đầu?

Thành phần dinh dưỡng của khoai sọ đối với bà bầu 3 tháng đầu

bầu 3 tháng đầu ăn khoai sọ được không

Khoai sọ là loại củ hình tròn, mọc ở dưới đất và được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Theo các chuyên gia, hàm lượng dinh dưỡng của khoai sọ vượt xa so với khoai tây và khoai lang. Cụ thể, trong 100g khoai sọ tươi có chứa:

  • 114 kcal
  • 1,8g protein
  • 0,1g lipid
  • 26,5g glucid
  • 1,2g chất xơ
  • 64mg canxi
  • 75mg phốt pho
  • 1,5g sắt
  • 10mg caroten
  • 0,06mg vitamin B1
  • 0,03mg vitamin B2
  • 0,1mg vitamin PP
  • 4mg vitamin C.

Bà bầu 3 tháng đầu ăn khoai sọ được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu 3 tháng đầu ăn khoai sọ giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như tinh bột, đường, chất xơ và các axit amin. Vì vậy, mẹ nên bổ sung khoai sọ vào thực đơn dinh dưỡng 3 tháng đầu của mình để có một thai kỳ khỏe mạnh và đầy đủ chất nhé. Dưới đây là 5 lợi ích tuyệt vời của khoai sọ đối với sức khỏe mẹ bầu:

Ngăn ngừa táo bón

Táo bón là căn bệnh rất phổ biến khi mang thai và khiến không ít chị em khó chịu. Khoai sọ lại là thực phẩm rất giàu chất xơ và các hạt tinh bột giúp mẹ tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa được chứng táo bón khó chịu khi mang thai.

Ổn định lượng đường trong máu

Khoai sọ là thực phẩm chứa nhiều tinh bột, tuy nhiên, lượng đường có trong nó lại khá thấp nên sẽ rất thích hợp cho các bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Khi ăn loại củ này, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm vì chúng giúp mẹ kiểm soát và điều hòa chức năng tim cũng như huyết áp, giảm cholesterol, đồng thời điều tiết và ổn định lượng đường trong máu rất tốt.

Tăng sức đề kháng

Trong khoai sọ chứa rất nhiều các axit amin giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, chống suy nhược và hỗ trợ phát triển sức khỏe xương cũng như hệ thần kinh.

bau-3-thang-dau-an-khoai-so-duoc-khong

Giảm chuột rút

Chuột rút là tình trạng nhiều mẹ thường hay gặp phải trong thời kỳ mang thai. Để làm giảm tình trạng này, mẹ nên bổ sung khoai sọ vào thực đơn của mình ngay nhé.

Bầu 3 tháng đầu ăn khoai sọ có sợ béo không?

Nhiều bà bầu ăn khoai sọ lo lắng cơ thể sẽ bị tăng cân mất kiểm soát do khoai sọ chứa nhiều tinh bột. Tuy nhiên, tin vui là khả năng tiêu hoá tinh bột của khoai sọ rất tốt, không gây tăng cân nếu mẹ ăn với liều lượng vừa phải. Khoai sọ được sử dụng để làm món chính hay món rau đều được nhờ hàm lượng dinh dưỡng bao gồm cả tinh bột và chất xơ.

Cách chế biến khoai sọ an toàn trước khi ăn cho bầu 3 tháng đầu

Lưu ý khi sơ chế

Đầu tiên, mẹ rửa khoai thật sạch, cắt bỏ hết những phần bị hỏng và những vùng khoai có mầm vì những chỗ này có thể chứa độc tố, dễ khiến mẹ bầu bị ngộ độc khi ăn.

Nếu mẹ nấu món canh khoai sọ, hoặc xào khoai sọ thì nên cạo bỏ lớp vỏ ngoài cùng của khoai. Mẹ chú ý không nên gọt vỏ khoai quá dày sẽ làm mất đi lớp protein rất quý chỉ tồn tại ở sát lớp vỏ của củ. Đối với món khoai sọ luộc thì mẹ nên để vỏ luộc luôn là tốt nhất.

bau-3-thang-dau-an-khoai-so-duoc-khong

Một số mẹ có làn da nhạy cảm có thể bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, khó chịu khi gọt vỏ khoai sọ vì khoai sọ có chất nhầy làm kích thích bề mặt da gây dị ứng. Vì vậy, để an toàn, mẹ nên đeo găng tay khi gọt khoai sọ. Nếu lỡ bị dị ứng, mẹ có thể lau tay bằng nước gừng để giảm cảm giác ngứa.

Lưu ý khi nấu khoai sọ

Có nhiều cách nấu khoai sọ khác nhau như hấp, luộc, xào, rán, nấu canh,... nhưng vì khoai sọ đã chứa một lượng tinh bột kha khá nên nếu muốn cơ thể không hấp thụ quá nhiều dầu mỡ, mẹ chỉ nên ăn khoai sọ hấp hoặc luộc.

Mẹ chú ý khi nấu cần đảm bảo khoai sọ đã được chín hoàn toàn. Ăn khoai sọ sống dễ khiến ruột mẹ bị tích tụ chất độc, về lâu dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nên ăn khoai sọ với liều lượng như nào là an toàn cho bầu 3 tháng đầu?

Dù khoai sọ có tốt đến đâu thì mẹ hãy nhớ chỉ nên ăn vừa đủ chứ không ăn quá nhiều để tránh gây hại cũng như khiến cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác. Tốt nhất mẹ nên ăn 1,2 bữa khoai sọ trong 1 tuần thôi nhé.

Như vậy câu trả lời cho việc bà bầu 3 tháng đầu ăn khoai sọ được không là hoàn toàn được mẹ nhé. Mẹ hãy yên tâm vì loại thực phẩm này rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé. Hãy ăn với liều lượng vừa phải và bổ sung cả những loại thực phẩm đa dạng khác để cơ thể có đủ chất dinh dưỡng mẹ nhé. Đặc biệt, nếu khi ăn khoai sọ mà cảm thấy buồn nôn hay khó chịu thì mẹ tuyệt đối phải dừng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ về những triệu chứng này nhé.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!