Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

Nếu mắc bệnh, ngoài dấu hiệu ngứa vùng kín, chị em có thể xuất hiện những triệu chứng khác kèm theo như khí hư ra nhiều có mùi hôi khó chịu, sưng tấy, đau rát vùng kín,…

Trong khi mang thai, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ, bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao?  Cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu an toàn cho cả mẹ và con như thế nào?

  • Nguyên nhân bầu bị ngứa vùng kín
  • Bầu bị ngứa vùng kín có nguy hiểm cho thai nhi không?
  • Một số mẹo chống ngứa vùng kín, viêm nhiễm, ngứa rát

Nguyên nhân bầu bị ngứa vùng kín

Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa vùng kín.

Rất nhiều phụ nữ khi mang thai đã chăm sóc vùng kín rất cẩn thận và kỹ lưỡng nhưng tình trạng ngứa ngáy vẫn xảy ra mà không biết tại sao? Thực chất ngứa vùng kín do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi sinh lí của âm đạo khi mang thai.

Âm đạo bị nhiễm khuẩn

Ngứa vùng kín khi mang thai tháng đầu. Những tháng thai kì đầu thì các bà bầu dễ bị viêm nhiễm âm đạo. Vi khuẩn thường sống trong vùng âm đạo nhưng thường đó là những vi khuẩn không gây hại mà đóng góp một phần giữ cho khu vực này khỏe mạnh nhưng đôi khi có một số vi khuẩn xấu xâm hại gây nhiễm trùng.

Bầu bị ngứa vùng kín: Nguyên nhân và cách trị ngứa vùng kín an toàn

Các bà mẹ không chỉ cảm thấy ngứa ngáy mà còn cảm thấy đau nhức, khí hư tiết ra có màu vàng và mùi hôi. Đối với tình trạng này thì các mẹ nên đến gặp bác sĩ để có những chuẩn đoán đúng nhất và cách chữa trị kịp thời. Nếu thấy tình trạng trên thì các bà bầu đừng gần ngại mà hãy đến gặp bác sĩ ngay nhé.

Bầu bị ngứa vùng kín do nhiễm nấm âm đạo

Đối với cơ thể khỏe mạnh thì nấm là một phần khá bình thường của cơ thể. Nhưng khi hệ thống miễn dịch suy giảm thì nấm candida lại có xu hướng phát triển quá mức gây nên nhiễm trùng âm đạo.

Đối với phụ nữ thì đây là một điều bình thường nhưng trong thai kỳ thì nó lại trở nên nhạy cảm hơn. Vùng kín bị ngứa, khí hư ra nhiều và có màu trắng đục hoặc vàng nhẹ và có mùi hôi.

Độ PH tại âm đạo có sự thay đổi

Độ PH âm đạo bình thường của người phụ nữ là khoảng từ 3,8 đến 4,5, độ axit vừa phải. Hệ vi sinh vật ở âm đạo rất phong phú gồm cả vi sinh vật có lợi và có hại chung sống hòa bình tạo nên bức tường bảo vệ của hệ sinh dục nữ chống lại các tác nhân gây hại.

Nhưng khi mang thai tính kiềm tại âm đạo tăng lên làm mất cân bằng âm đạo, hàng rào bảo vệ trở nên kém hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây hại bên trong và bên ngoài xâm nhập và phát triển gây viêm nhiễm, ngứa vùng kín.

Sự thay đổi sinh lí của hormone sinh dục

Khi mang thơi cơ thể bà bầu có nhiều thay đổi về nội tiết tố, hoocmon estrogen tiết ra mạnh và nhiều khiến vùng kín trở lên ẩm ướt tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sống và phát triển.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

ba-bau-bi-ngua-vung-kin

Ngứa vùng kín có thể là một trong các dấu hiệu đầu tiên khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là một hiện khá phổ biến ở các bà bầu, nguyên nhân là do vi khuẩn E. Coli khiến cho các mẹ cảm thấy ngứa rát và buốt khi đi tiểu.

Bầu bị ngứa vùng kín do bị nhiễm bởi các các bệnh lây qua đường tình dục

Tất cả các bệnh lây qua đường tình dục như HIV/AIDS, lậu, giang mai, nhiễm nấm Chlamydia, Herpes và Trichomonas, … điều khiến âm đạo ngứa rát, có mùi hôi, đau nhức,…

Rận mu

Nếu bạn chỉ ngứa ở quanh lông mu, bên ngoài âm đạo, hoặc thấy những đốm nhỏ ở khu vực lông vùng kín thì chắc chắn nguyên nhân là do rận mu. Rận mu rất dễ lây lan do đó bạn cần phải chữa trị kịp thời.

  • Ngoài ra còn một số nguyên nhân nhỏ nữa là:
  • Trong quá trình mang thai bà bầu vô tình bị trĩ thì chắc chắn sẽ bị ngứa ở vùng kín.
  • Do trời nóng mồ hôi tiết ra nhiều ở vùng kín gây ẩm ướt, khó chịu
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách, dị ứng với các hóa chất tẩy rửa, hay quần lót quá chật,…
  • Trong thai kỳ từ 4- 9 tháng dễ xuất hiện viêm nang lông gây ngứa.
  • Ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối thai kỳ, cũng dễ gây ngứa vì khi đó thai kỳ ngày càng lớn gây rạn da.

Bầu bị ngứa vùng kín có nguy hiểm cho thai nhi không?

Bà bầu bị ngứa vùng kín là tình trạng phổ biến mà các bà bầu thường xuyên gặp phải đặc biệt là ngứa ở vùng kín khi mang thai 3 tháng đầu và ngứa ở vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu để lâu ngày mà không chữa trị kịp thời có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

ba-bau-bi-ngua-vung-kin

Tổn thương vùng kín sẽ rất dễ gây nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nghiêm trọng ảnh hưởng đến thai nhi như có khả năng bị hỏng thai, sinh thiếu tháng, sinh non, bé có thể mắc các bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn tấn công khi sinh thường.

Bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao?

Vậy có bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Ngứa vùng kín nguyên nhân là do các các tác nhân của bệnh phụ khoa gây ra nên thường được điều trị bằng phương pháp đốt viêm hoặc dùng thuốc nhưng vì đang trong quá trình mang thai nên phương pháp đốt viêm không được sử dụng còn việc uống thuốc tây để điều trị thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nên cần phải hạn chế việc uống nhiều thuốc.

  • Những nguyên tắc mà các bà bầu cần nhớ khi bị ngứa vùng kín:
  • Không được gãi. Khi bị ngứa ở vùng kín, theo phản xạ tự nhiên các mẹ sẽ gãi, nhưng theo lời khuyên của các chuyên gia các mẹ phải dừng hành động đó lại.
  • Chọn quần áo đặc biệt là quần lót phù hợp. Không được mặc quần lót quá bó sát sẽ gây khó chịu, phải thay quần lót thường xuyên. Nên chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm nước để vùng kín không bị bí hơi, luôn khô ráo.
  • Không nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày qua nhiều. Nhiều bạn có thói quen không bị kinh nguyệt nhưng vẫn thích sử dụng băng vệ sinh hàng ngày, điều này có thể gây cho vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, bí hơi rất dễ tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển.
  • Chú ý chế độ ăn uống hạn chế những chất đạm, đường quá nhiều trong khẩu phần ăn.
  • Cách trị ngứa vùng kín khi mang bầu.

ba-bau-bi-ngua-vung-kin

Một số mẹo chống ngứa vùng kín, viêm nhiễm, ngứa rát

  • Ăn sữa chua: sữa chua là thực phẩm lên men rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé đồng thời giúp cân bằng sự ổn định của độ PH trong cơ thể. Bnaj nên sử dụng sữa chua không đường, ít béo sẽ tốt hơn.
  • Sử dụng baking soda: Cho một ít baking soda vào bồn tắm sau đó cho vùng kín tiếp xúc trực tiếp với baking soda trong vòng 10 – 15 phút. Sau đó rửa sạch với nước và lau khô bằng một chiếc khăn mềm. Điều này sẽ giúp giảm viêm ngứa.
  • Chườm lạnh: nếu bạn cảm thấy ngứa quá không chịu được thì hãy lấy miếng bông hoặc một chiếc khăn lạnh để chườm lên vùng âm đạo, nó sẽ giúp bạn giảm bớt cơn ngứa.
  • Kem chống ngứa: Cách hiệu quả nhất để làm dịu cơn ngứa đó là sử dụng kem chống ngứa. Nhưng đối với kem chống ngứa bạn phải có sử chỉ định của bác sĩ trách sử dụng loại thuốc có thành phần hydrocortisone bởi chất này nếu dùng nhiều sẽ ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.

Trên đây là các cách giúp các bà bầu chữa trị, hạn chế bị ngứa ở vùng kín. Ngứa ở vùng kín khi mang thai là một bệnh rất phổ biến khi chị em có bầu nhưng cũng không vì thế mà các chị em chủ quan được.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!